Phóng sự ảnh Thứ ba, 19/03/2024 , 01:26 pm
Cập nhật : 23/07/2020 , 15:07(GMT +7)
Diễn đàn cấp cao về Năng lượng 2020: Phát triển bền vững năng lượng Việt Nam

Sáng 22/7, diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ lần đầu được tổ chức. Sự kiện nhằm triển khai Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trước khi khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cùng lãnh đạo Chính phủ, các tổ chức quốc tế... tham quan một số gian hàng triển lãm về công nghệ năng lượng của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tham dự diễn đàn có hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp quốc tế cũng tham dự diễn đàn. Đáng chú ý, 15 điểm cầu quốc tế và 63 điểm cầu trong nước đã kết nối trực tuyến với diễn đàn.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định: Ngành năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế số và đảm bảo quốc phòng an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Ngành năng lượng cũng là nền tảng hạ tầng để phát triển của mỗi quốc gia.

Chiều cùng ngày đã diễn ra 04 phiên hội thảo chuyên đề lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và các nhà quản lý. Cụ thể Chuyên đề 1: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chuyên đề 2: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chuyên đề 3: Phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chuyên đề 4: Phát triển năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng mới trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm tình đến 2045.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn đã tổ chức ký kết 5 Bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi giữa các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu chế tạo trong nước, với tổng giá trị dự kiến của các dự án khoảng trên 20 tỷ USD.

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), thay mặt Quỹ Thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy, đã ký biên bản ghi nhớ với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận, với tổng công suất lên đến 3,5 GW.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, giữa Công ty CP Chân Mây LNG và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 

PV 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner