Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam xác định đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trụ cột mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Australia nói chung và quan hệ hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) Việt Nam - Australia nói riêng trong thời gian qua đã và đang phát triển mạnh mẽ.
Trong tháng 10/2024, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức thành công hai Hội thảo khoa học tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH&CN, đồng thời hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và triển khai nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư. Hội thảo được thiết kế phù hợp với thế mạnh và nhu cầu nghiên cứu của từng khu vực, với sự tham gia của đại diện từ các cơ quan, viện nghiên cứu và trường đại học trong nước.
Tại buổi làm việc với Tập đoàn Intel Corp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ KH&CN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Intel có thể triển khai hoạt động đào tạo, sản xuất và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trên cơ sở phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam.
Hội nghị lần thứ 86 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN (COSTI-86) và các cuộc họp liên quan diễn ra từ ngày 7-11/10/2024 tại Singapore. Đoàn đại biểu của Việt Nam tham dự Hội nghị COSTI-86 gồm đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện các Bộ, cơ quan liên quan là đầu mối phụ trách các Tiểu ban chuyên ngành thuộc COSTI.
Với sự đồng hành của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong Chương trình Đồng tài trợ cho Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Đông Nam Á - châu Âu (SEA - EU JFS) sẽ tạo ra ý nghĩa cộng hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kiến thức và quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và ASEAN, tạo ra các cơ hội cho các sáng kiến chung, chia sẻ các phương pháp phù hợp và đưa ra chính sách để thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) giữa 2 khu vực trong thời gian tới.
Ngày 28/9/2024, tại Hà Nội, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (SATI) - đơn vị được giao đầu mối, đồng thời thay mặt Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty ACH Australia (SBC), Công ty Digital Silver (ETL) của Australia nhằm thúc đẩy, phát triển và tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước về đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp sáng tạo (KNST).
Hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là một trong những trụ cột quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, từ ngày 23-28/9/2024, Đoàn Công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga. Chuyến thăm nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy và Thị trưởng London Michael Mainelli đã mở ra những cơ hội hợp tác mới với nhiều triển vọng giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong các lĩnh vực. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Từ ngày 10-13/9/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ban Thư ký Chương trình Nghiên cứu chung về khoa học và đổi mới sáng tạo Đông Á (e-ASIA JRP) và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc họp thường niên lần thứ 13 của Ban Điều hành và các cuộc họp chuyên đề khác trong khuôn khổ Chương trình e-ASIA JRP theo nghĩa vụ thành viên.
Khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ (Khóa họp Ủy ban) thuộc Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật diễn ra vào ngày 10/9/2024 tại Mát-xcơ-va, Liên bang Nga đã tổng kết, đánh giá và rà soát các nội dung hợp tác, xác định phương hướng hợp tác giai đoạn tới.
Đối với hoạt động của Tiểu ban khoa học tự nhiên và các tiểu ban chuyên môn, trong đó có tiểu ban Công viên địa chất toàn cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ưu tiên, bố trí nguồn lực, lồng ghép hỗ trợ hoạt động thông qua các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 để tăng cường hợp tác quốc tế với UNESCO.