Bình luận khoa học
Khởi nghiệp là công việc đầy thú vị và thử thách, chủ đề này cũng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các công ty khởi nghiệp và làn sóng khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam.
Hai nhóm ngành công nghệ dự kiến được ưu tiên trong giai đoạn đầu của Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc V-KIST (bắt đầu từ 2017) là nhóm công nghệ thông tin truyền thông (phần mềm, phần cứng, truyền thông) và nhóm công nghệ sinh học.
Ưu tiên tăng trưởng hay lợi nhuận ? Đây là câu hỏi khiến nhiều khởi nghiệp viên phải đau đầu khi đưa ra đường lối phát triển cho doanh nghiệp.
Nếu 2013 là năm của game mobile, thì năm nay, thị trường còn tỏa sáng rực rỡ hơn với ngôi sao mang tên, game mobile “made in Việt Nam”. Sau thành công của Flappy Bird, rất nhiều lập trình viên khác đã nhìn thấy cơ hội và tương lai của lập trình di động và đã chọn con đường phát triển này để khởi nghiệp.
Những thống kê mới đây cho thấy, người Việt Nam sống tại nước ngoài thường có xu hướng gửi về gia đình một lượng lớn kiều hối, nếu số tiền này được đầu tư cho những công ty khởi nghiệp, hiệu quả mang lại có thể sẽ rất lớn.
Một thập kỷ kể từ khi VNG ra đời, giới khởi nghiệp công nghệ Việt chưa thể nhìn thấy cái tên xứng tầm thứ hai. Ứng viên thì không ít, nhưng hầu hết vẫn đang trên đường tìm kiếm cơ hội thành công.
Năm 2013 là một cái mốc tương đối quan trọng vì lần đầu tiên số bài báo khoa học của Việt Nam đã vượt qua cái ngưỡng 2.000 bài!
Để đảm bảo chất lượng các đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) yêu cầu các công trình phải công bố trên các “tạp chí ISI” (phương thức phân loại và xếp hạng tạp chí khoa học được thừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học), đồng thời yêu cầu chủ nhiệm đề tài phải có công bố ISI trong khoảng thời gian không quá 5 năm nhằm đảm bảo người đứng đầu các dự án nghiên cứu đang thực sự thực hiện các nghiên cứu khoa học.
"Trong năm 2013, tôi có trao đổi với nhiều người về việc làm toán ứng dụng ở Việt Nam. Những cuộc trao đổi này đem đến cho tôi nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều quan điểm tưởng chừng như không thể dung hoà được. Tôi có cảm tưởng rằng lý do một số người có những quan niệm hơi cực đoan là bản thân họ không làm toán ứng dụng, những gì họ phát biểu phản ánh mong ước của họ chứ không phải kinh nghiệm thực tế. Tôi có chia sẻ những băn khoăn của mình với anh Ngô Quang Hưng, một người làm toán ứng dụng đúng nghĩa, hiện công tác tại Khoa Khoa học Máy tính, Đại học Bang New York ở Buffalo". Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn, xin giới thiệu để độc giả tiện theo dõi.
Hoạt động truyền thông như cầu nối chia sẻ thông tin về những chủ trương, chính sách của Nhà nước; những nghiên cứu cơ bản trong việc triển khai các ứng dụng, phát triển công nghệ trong các lĩnh vực khoa học… Và kết nối kết quả của hoạt động KH-CN với cuộc sống. Tạo thị trường KHCN cạnh tranh phát triển mạnh mẽ.
Cùng sinh năm 1955, cùng từng làm lãnh đạo hai ĐH lớn, Bộ trưởng Nguyễn Quân và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dường như được lịch sử chọn vào những vị trí đặc biệt, trong khoảng thời gian quan trọng của cả hai ngành...
Hơn 5 năm từ 2007 - 2012, Sở KH-CN TPHCM đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng 3 trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, gồm Đại học Nông Lâm, Đại học Bách khoa TPHCM, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, nhằm sớm khắc phục yếu kém trong mối liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay số doanh nghiệp (DN) “tốt nghiệp” rời vườn ươm còn khá khiêm tốn.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner