Sở hữu trí tuệ
Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho thấy, hiện nay, các nhãn hiệu đăng ký nội địa là khoảng 50.000 đơn/năm, nhưng chỉ có khoảng 280 đơn yêu cầu đăng ký quốc tế. Con số khá khiêm tốn khiến đặt ra câu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp Việt chưa hiểu về vai trò của nhãn hiệu sản phẩm nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung trong hoạt động xuất khẩu?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội
Với lợi thế vùng đồi núi có nhiều loại hoa rừng tự nhiên, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tận dụng, phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đồng thời, xây dựng thương hiệu mật ong Hương Sơn.
Trong lịch sử hơn 25 năm của quan hệ hợp tác ASEAN về SHTT có sự đóng góp đáng kể của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Những đóng góp này đã khẳng định vị thế và sự “hội nhập sâu” của Việt Nam trong hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ, thể hiện vai trò gắn kết và tôn trọng văn hóa của ASEAN trong việc triển khai các hoạt động hợp tác khu vực về sở hữu trí tuệ.
14 sản phẩm từ hạt điều của các startup vừa lọt vào danh sách 21 sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) của tỉnh này và đều được xếp hạng 4 sao (bảng xếp hạng cao nhất của tỉnh Bình Phước).
Thực tế thời gian qua cho thấy có không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chỉ khi đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Ngày 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu trong nước và quốc tế. Trong đó 22 điểm cầu trong nước, 8 điểm cầu tại các nước là các thị trường xuất khẩu chủ đạo của quả vải Bắc Giang. tham dự tại điểm cầu Bắc Giang.
Đứng trước tình hình đại dịch Covid-19 được dự báo phức tạp và kéo dài, các bộ, ngành thống nhất về nội dung phối hợp trong năm 2021 của Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (gọi tắt là Chương trình 168 giai đoạn III) sẽ tập trung sửa đổi Luật, Nghị định liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời rà soát, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông sản chủ lực tại một số địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể liên quan về SHTT và xử lý hành vi vi phạm…
Đây là thông tin được Cục Sở hữu trí tuệ cho biết tại Hội nghị toàn quốc về sở hữu trí tuệ diễn ra trong 2 ngày 26 - 27/4/2021, tại Lâm Đồng.
Ngày 24/4/2021, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các Bộ: Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tổ chức Hội thảo: “Thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP”.
Trong 2 ngày (10 – 11/4/2021), tại Hà Nội, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KHSHTT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Thúc đẩy khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp”.
Tỉnh Bắc Giang xác định sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò tích cực như một động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner