KH&CN địa phương Thứ bảy, 20/04/2024 , 07:38 pm
Cập nhật : 17/08/2017 , 14:08(GMT +7)
Truyền thông KH&CN giúp đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào cuộc sống
Ông Nguyễn Đức Kiên - Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang (Ảnh: P.H)
Thông qua các đề tài dự án KH&CN, nhiều sản phẩm chủ lực đã hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó nhờ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác thông tin KH&CN để người dân thấy hiểu và áp dụng KH&CN vào sản xuất đời sống đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 Ông Nguyễn Đức Kiên, giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang đã chia sể về những giải pháp chính nhằm phát triển KH&CN tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

PV: Ông đánh giá thế nào về vai trò của  KHCN đến sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang thời gian qua?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Có thể khẳng KH&CN có đóng góp rất quan trọng trong hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của Bắc Giang. Thông qua các đề tài dự án KH&CN, nhiều sản phẩm chủ lực đã hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: gà đồi Yên Thế, Nấm Lạng Giang, Lúa thơm Yên Dũng, Bưởi Hiệp Hòa, vải thiều Lục Ngạn,...

Kết quả trên đã khẳng định vai trò của KH&CN trong phát triển nông nghiệp tại các địa phương trong cả nước. Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm sản phẩm sâm Việt Nam là sản phẩm chủ lực quốc gia. Hiện nay Bắc Giang có sản phẩm Sâm Nam Núi Giành, hiện Sở KKH&CN đã nhân giống thành công và đang mở rộng. 

Chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án phát triển các sản phẩm chủ lực của Bắc Giang thành các sản phẩm đủ tiêu chuẩn  sản phẩm chủ lực quốc gia nên những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Giang cũng đánh giá rất cao hiệu quả KH&CN tác động vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang.

Chúng tôi cho rằng cái quan trọng nhất là nhận thức và đầu tư. Mặc dù ngân sách cho KH&CN không được nhiều, nhưng chúng tôi chọn các sản phẩm chủ lực trọng tâm, trọng điểm để đầu tư.

PV: Thưa ông, được biết cây vải thiều trên địa bàn tỉnh nhờ được áp dụng KH&CN, bảo hộ nhãn hiệu mà giá trị đã tăng rõ rệt. Ông có thể điểm qua đôi nét về vấn đề này không?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Bắc Giang có diện tích vải thiều lớn nhất cả nước. Năm 2017, diện tích vải toàn tỉnh là 32.000 ha. Trong đó, diện tích vải VietGAP là xấp xỉ 13.000 ha. Riêng ở huyện Tân Yên có vải chín sớm. 

Trong những năm qua, trước hiệu quả kinh tế của vải thiều, các bộ, ngành trung ương và địa phương đã tích cực vào cuộc áp dụng các quy trình công nghệ vào trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vải thiều, hiệu quả được nâng lên.

Năm 2016, thu từ vải thiều và các dịch vụ liên quan của Bắc Giang đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Đây là nguồn thu tương đối lớn của tỉnh Bắc Giang. Với trách nhiệm của Sở KH&CN, chúng tôi không dừng ở chất lượng, mẫu mã như hiện tại mà không ngừng nghiên cứu, áp dụng KH&CN để nâng cao giá trị của sản phẩm vải thiều.

Chúng tôi đã phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu độ phì, cũng như cách chăm sóc, nâng cao chất lượng vải thiều đối với huyện Tân Yên và huyện Lục Ngạn.  Quá trình thực hiện, các nhà khoa học đã tích cực lăn lộn với người nông dân. Sau thời gian triển khai, căn cứ vào diện tích vải sớm xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên đang được thu hoạch cho thấy, quả vải thiều to hơn, đồng đều hơn so với diện tích vải thiều không áp dụng đề tài. Sản lượng tăng lên, theo báo cáo của người dân, sản lượng trung bình tăng lên 20%, thậm chí có vườn tăng 30%.  Đây là kết quả nghiên cứu khoa học trong mấy năm qua Viện Hàn lâm KH&CN đạt được.

Như vậy, việc ứng dụng một đề tài khoa học mà làm tăng sản lượng, chất lượng vải thiều chúng tôi đánh giá rất cao. Cùng với đó, mẫu mã quả vải thiều rất đẹp, vải không bị sâu cuống. Những kết quả này phục vụ tốt cho việc tiêu thụ của người dân. Tại thời điểm này, giá bán tại vườn của những hộ tham gia đề tài là từ 30.000 - 32000 đồng/kg. 

Căn cứ vào những kết quả đã đạt được chúng tôi đề nghị Bộ KH&CN duyệt triển khai dự án cấp nhà nước nằm trong chương trình Nông thôn miền núi, ứng dụng Công nghệ của Viện Hàn lâm KH&CN trên một diện tích đủ lớn, chúng tôi đề xuất khoảng 100 ha. Như vậy, sẽ có nhiều người dân hơn nữa được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu này.

PV: Là tỉnh luôn chú trọng hoạt động thông tin KH&CN đến với người dân, ông có thể cho biết những kết quả chính của công tác này. Ông có mong muốn gì đểcông tác này để phát triển KH&CN tại địa phương trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Những năm qua, công tác quản trị hệ hệ thống được thực hiện thường xuyên. Biên tập, cập nhật trang skhcn.bacgiang.gov.vn với tin viết: 323 tin, 258 ảnh; bài viết: 80 bài, 30 ảnh; tin sưu tầm: 703 tin, 900 ảnh; bài sưu tầm: 666 bài, 1177 ảnh. Cập nhật 746 văn bản chỉ đạo điều hành, chương trình, kế hoạch; văn bản quy phạm pháp luật và các nội dung khác theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Tham gia Liên hợp thư viện điện tử; bổ sung tài liệu, ấn phẩm thông tin, sách, báo... cho thư viện nhằm tăng nguồn sách tham khảo phục vụ hoạt động cho ngành.  Nâng cấp, hoàn thiện phát triển trang sàn giao dịch KH&CN thành trang thương mại điện tử. Tóm tắt, biên tập, cập nhật 88 đề tài, dự án; đăng ký kết quả, cấp giấy chứng nhận cho 22 nhiệm vụ KH&CN.

Phát hành 15 số Bản tin KH&CN (bản tin giấy) với số lượng 8.700 cuốn; 03 số ban hành dưới dạng bản tin điện tử; phát hành 15 số Bản tin Chuyên san Nông thôn- Miền núi với số lượng 8.700 cuốn; phát hành Kỷ yếu đề tài, dự án giai đoạn 2011 - 2014 với số lượng 300 cuốn; phát hành 26.000 cuốn lịch KH&CN đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Xây dựng 24 clip điểm tin hoạt động về KH&CN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phối hợp với Đài PT&TH tỉnh Bắc Giang xây dựng, phát sóng 36 chương trình “KH&CN với Cuộc sống”; phối hợp với Báo Bắc Giang xây dựng 36 chuyên trang KH&CN. Phối hợp tuyên truyền trên tạp chí KH&CN Việt Nam; tạp chí Tia sáng.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã tổ chức thành công 16 mô hình truyền thông đến cơ sở với mục đích cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Đáp ứng nhu cầu thông tin bằng việc sử dụng tích hợp công nghệ thông tin hiện đại, mời các chuyên gia phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức thành công 04 hội nghị giới thiệu các công nghệ ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường; 02 cuộc triển lãm giới thiệu một số sản phẩm KH&CN tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; hàng năm tham gia các Chợ công nghệ và Thiết bị, hội chợ giới thiệu sản phẩm KH&CN do Bộ KH&CN và UBND tỉnh tổ chức,...

Thu hoạch vải tại Bắc Giang (Ảnh: P.H)

Để sản phẩm được quảng bá, thương mại hóa thì công tác truyền thông là vô cùng quan trọng. Thời gian qua, chúng tôi cũng đã rất tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương để truyền thông các nhiệm vụ KH&CN, sản phẩm KH&CN. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn sẽ được phối hợp chặt chẽ hơn nữa để người dân thấy, hiểu và áp dụng KH&CN vào sản xuất, đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hoàng Anh (Thực hiện)

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner