Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ ba, 10/09/2024 , 02:21 am
Cập nhật : 21/07/2023 , 15:07(GMT +7)
Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Hồng
Tọa đàm “Xây dựng hành lang đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Hồng”.
Hội thảo "Kết nối thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Hồng" truyền tải mong muốn Nam Định sẽ là ngọn cờ đầu giương cao tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối và xây dựng mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong, bền vững, kết nối với hệ sinh thái toàn quốc và lan tỏa quốc tế mạnh mẽ.

Hội thảo là sự kiện khởi đầu cho chuỗi các sự kiện hướng tới Hội nghị giao ban KH&CN vùng ĐBSH và chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) năm 2023 tại tỉnh Nam Định, nhằm thúc đẩy, hợp tác, phát triển trong lĩnh vực KH&CN, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và nền kinh tế vùng ĐBSH, cả nước nói chung, đặt nền móng từng bước xây dựng vị thế, vai trò của tỉnh Nam Định trong Vùng và cả nước về KH&CN.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN cho biết, Nam Định là trung tâm vùng Nam ĐBSH, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí thuận lợi để kết nối với Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận.

Ông Trần Xuân Đích đánh giá cao nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào, trong đó lao động tay nghề chiếm tỉ lệ cao, cũng như những tiềm năng phát triển về KH&CN của Nam Định. Ông nhấn mạnh, đối với Nam Định, hoạt động khởi nghiệp, ĐMST là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thanh niên là lực lượng nòng cốt, luôn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, không ngừng phấn đấu để hiện thực hóa, chinh phục ước mơ.

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN phát biểu tại Hội thảo.

Đưa ra gợi mở hướng phát triển cho Nam Định về ĐMST, theo ông Trần Xuân Đích cần lấy các doanh nghiệp khởi nghiệp làm trung tâm của sự phát triển, bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh cần có sự chủ động trong việc đổi mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Đặc biệt cần chủ động tham gia giải quyết những bài toán lớn, thực tiễn của khu vực, ví dụ như trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuỗi cung ứng, logistics; những vấn đề về kinh tế tuần hoàn hay phát thải xanh… Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh cần tích cực đặt đề bài, các vấn đề thách thức lớn nhỏ để cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, viện trường cùng tham gia giải quyết.

Tham dự Hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia đã chia sẻ các bài học khởi nghiệp, kinh nghiệm tận dụng các điều kiện, tiềm năng của địa phương để khởi nghiệp sáng tạo như: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp khu vực ĐBSH, kinh nghiệm phối hợp, nắm bắt nguồn lực, các công cụ và tìm kiếm hỗ trợ từ hệ sinh thái trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã chia sẻ về mô hình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME/SMB, triển vọng ứng dụng Chat GPT hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Các ý kiến chia sẻ tại hội thảo với mong muốn Nam Định sẽ là ngọn cờ đầu giương cao tinh thần khởi nghiệp ĐMST, làm nền tảng, bàn đạp để các địa phương vùng ĐBSH tiên phong, bền vững, kết nối với hệ sinh thái toàn quốc và lan tỏa quốc tế mạnh mẽ.

Đây cũng là một bước tiến trong việc thực hiện “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, góp phần kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST quốc gia kết nối quốc tế.

Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra tọa đàm, đối thoại với chủ đề “Gợi mở, định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST khu vực Đồng bằng sông Hồng” nhằm chia sẻ chuyên sâu về thực trạng hệ sinh thái và những tiềm năng của Nam Định nói riêng và khu vực ĐBSH nói chung trong việc kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế, hỗ trợ các startup tại địa phương với sự góp mặt của các lãnh đạo, các chuyên gia khởi nghiệp ĐMST, đồng thời là những định hướng, gợi mở phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST khu vực ĐBSH từ các lãnh đạo, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển và xây dựng hệ sinh thái.

Tại hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST khu vực ĐBSH giữa đại diện Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia NSSC, Làng công nghệ Techfest và các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN khu vực ĐBSH về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và ĐMST trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực ĐBSH nói chung. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST cũng đã ký kết về tư vấn và chuyển giao công nghệ nhằm khai thác các tiềm năng địa phương, ứng dụng các mô hình công nghệ trong phát triển doanh nghiệp. Lễ ký kết được coi là bước khởi đầu trong việc quyết tâm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở Nam Định nói riêng và liên minh hệ sinh thái khu vực ĐBSH nói chung thông qua những nội dung thiết thực, trọng điểm, tạo ra môi trường, mạng lưới thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp ĐMST để kết nối với mạng lưới quốc gia, quốc tế.

Với mục tiêu lan toả thông điệp “Thành Nam khơi nguồn sáng tạo, Đồng bằng sông Hồng kiến tạo tương lai”, thông qua Hội thảo truyền tải mong muốn Nam Định sẽ là ngọn cờ đầu giương cao tinh thần khởi nghiệp ĐMST, làm nền tảng, bàn đạp để các địa phương vùng ĐBSH cùng kết nối và xây dựng mạng lưới hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST vùng ĐBSH tiên phong, bền vững, kết nối với hệ sinh thái toàn quốc và lan tỏa quốc tế mạnh mẽ.

Tin, ảnh: Phương Nga


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner