Năng lượng nguyên tử
Triển khai Chương trình phối hợp hoạt động giữa Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và báo Đất Việt, ngày 15/12 tới, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ phối hợp với báo Đất Việt tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tại Công văn số 533/UBĐN14 ngày 28/11/2016, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc đã tham gia đoàn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với tư cách là thành viên chính thức đi thăm nước Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 08 - 11/12/2016.
Ngày 22 /11, Quốc hội khoá XIV, tại Kỳ họp thứ 2, đã thông qua chủ trương dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Dự án). Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với 92% phiếu thuận, Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân dẫn đến quyết định trên vào chiều muộn 22/11.
Ngày 02/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc đã tiếp đoàn chuyên gia thanh sát cấp cao của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), do ông Gary Dyck - Trưởng phòng thanh sát OA, Vụ Thanh sát, IAEA làm trưởng đoàn.
Theo báo cáo của IAEA/FAO năm 2014, đến nay ở Việt Nam đã tạo ra được 78 giống cây trồng đột biến và đứng thứ 8 trên thế giới về thành tựu chọn giống đột biến. Ở Việt Nam, hơn 90% các giống đột biến được tạo ra nhờ nhờ việc sử dụng tia X và tia Gamma. Trong đó đã có rất nhiều các thành tựu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp đột biến để tạo ra các giống lúa có năng suất, chất lượng như các giống lúa như DT10, DT11, A20,DT16, ĐV2, ĐB250, MT4, ĐCM1, DT39, DT37, BQ, NPT3, TQ14...
Ngày 21/10, Hội Vật lý Y học Việt Nam (VAMP) phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Hội nghị khoa học Vật lý y học toàn quốc lần thứ hai.
TS. Lê Văn Hồng (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã trao đổi với tạp chí Tia Sáng về những ưu điểm và triển vọng phát triển của loại lò phản ứng công suất nhỏ kiểu module (SMRs) với những đổi mới về thiết kế nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận hành.
Ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) có vai trò quan trọng. Tại Việt Nam, NLNT đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những biện pháp đảm bảo an toàn tối đa, thì việc tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng NLNT để phát triển kinh tế - xã hội là cấp thiết hiện nay.
Từ 13-14/10, tại Hà Nội, Cục Năng lượng nguyên tử, Cơ quan thường trực của Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ II về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ ngày 06-07/10/2016, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam kết hợp với Đoàn Thanh niên Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức “Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử lần thứ IV”.
Từ ngày 13-14/10/2016, tại Hà Nội sẽ diễn ra “Hội thảo quốc gia lần II về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Từ ngày 01/10/2016, các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ di động đều phải lắp đặt thiết bị giám sát nguồn phóng xạ. Với những cơ sở mới xin cấp phép buộc phải có thiết bị giám sát thì mới cấp phép, những đơn vị đã cấp phép rồi yêu cầu lắp thêm thiết bị.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner