Hội nhập Quốc tế Thứ hai, 20/05/2024 , 10:10 pm
Cập nhật : 16/05/2019 , 15:05(GMT +7)
Việt Nam có vị thế phù hợp để thúc đẩy kinh tế số
Bà Lucy Cameron - tư vấn nghiên cứu cao cấp, CSIRO
Làn sóng tiếp theo của các công nghệ số như Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Internet vạn vật và các dịch vụ dựa trên nền tảng và điện toán đám mây – có tiềm năng chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế hiệu suất cao tiếp theo của Châu Á. Việt Nam cần phải nắm bắt những cơ hội to lớn này đồng thời hạn chế một số rủi ro.

Tiến sỹ Lucy Cameron, tư vấn nghiên cứu cao cấp tại Data61|CSIRO, tác giả chính của Báo cáo Tương lai kinh tế số Việt Nam: hướng đến năm 2030, 2045 cho biết như trên tại Hội nghị "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam" diễn ra ngày 15/5 tại Hà Nội.

Công nghệ số có thể đóng góp 10 - 20 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu đến năm 2025

Thay mặt cho đại sứ quán Australia, ông Craig Chittick hoan nghênh khách mời tới tham dự hội nghị thường niên: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Đại sứ Australia cho biết, Australia và Việt Nam là đối tác chiến lược, dựa trên ba nền tảng là quan hệ đối tác về an ninh, quan hệ đối tác về kinh tế và quan hệ đổi mới sáng tạo. 

Ông cho biết, Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng đến năm 2030, 2045 trong hội nghị hôm nay là kết quả sau 18 tháng nghiên cứu của Australia và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Báo cáo này là minh chứng về quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo, hợp tác chặt chẽ giữa hai bên trong thời gian qua. Đây là báo cáo thứ hai do Data61 xây dựng cho chương trình Aus4Innovation. "Báo cáo thứ nhất, Việt Nam ngày nay, đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và nền kinh tế số của Việt Nam trong năm 2018", ông cho biết.

Đại sứ Australia tin tưởng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và liên tục cũng những bài học khuyến nghị và báo cáo trong hội nghị sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho người dân Việt Nam. Hội nghị là cơ hội để làm nổi bật mối quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo giữa Australia và Việt Nam.

Đại sứ Australia Craig Chittick

Ông kỳ vọng, trong ba năm tới, mối quan hệ giữa hai nước sẽ được thúc đẩy, tăng cường phối hợp về chính sách, đưa giải pháp về mặt chính sách, giải quyết thách thức về mặt kinh tế, tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực mới, giúp cả hai nước hướng đến tương lai số. "Khi môi quan hệ chặt chẽ hơn tôi mong muốn nhiều bạn sẽ đến với Australia", đại sứ Australia kỳ vọng.

Phát biểu tại sự kiện, bà Sarah Pearson - đại diện Liên minh Sáng tạo và Phát triển Quốc tế (IDIA) cho rằng Việt Nam đã có những thành công nhất định trong đổi mới sáng tạo. Đây là những công cụ hữu ích hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam trong 40 năm qua. 

Qua quá trình gặp gỡ, trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, bà bày tỏ sự ấn tượng với tham vọng, tầm nhìn và những ý tưởng sáng tạo của người Việt trong kỷ nguyên công nghệ số. Theo bà, điều quan trọng cho Việt Nam là phát triển công nghệ trong nền tảng khoa học. 

Theo bà, IDIA thành lập từ năm 2015 là tập hợp lãnh đạo của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm hợp tác, học hỏi lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, bao gồm hỗ trợ đổi mới sáng tạo. IDIA chia sẻ với nhiều quốc gia, tham gia nhiều sự kiện các nước G7 đưa đổi mới sáng tạo vào lộ trình phát triển và có nhiều tác động đến các nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em... Đơn vị này cũng quan tâm đến công nghệ đổi mới sáng tạo đối tác startup nhằm hỗ trợ các tổ chức này.

Bà Sarah Pearson - đại diện Liên minh Sáng tạo và Phát triển Quốc tế (IDIA)

Ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO giới thiệu tổng quan về mức độ phát triển khoa học công nghệ của Australia và các chính sách để đưa xứ sở chuột túi thành đất nước công nghệ. Để phát triển công nghệ, Australia đã thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo về số Data61 với 1.000 nhân viên, 80 đối tác chính phủ, 120 đối tác phi chính phủ... Trong quá trình hoạt động, trung tâm này đã tạo ra hơn 200 dự án liên quan đến công nghệ, 170 bằng sáng chế. Mục tiêu của Data61 là sử dụng khoa học và công nghệ cao để giải quyết các thách thức số, phát triển kinh tế đất nước của Australia. Ông cho rằng, nhờ khoa học công nghệ, con cháu đời sau sẽ được hưởng lợi.

Data61 cũng tiến hành phân tích tầm nhìn chiến lược, xem xét sự tác động của công nghệ đến Việt Nam, phân tích sự thành công của nước nước phát triển đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác để giảm thiểu rủi ro.

Theo ông Stefan Hajkowicz, công nghệ số đem lại cơ hội song cũng tạo ra không ít thách thức. Sự chuyển hướng phát triển của ngành kinh tế số, dự kiến đóng góp từ 10 đến 20 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu đến năm 2025

Công nghệ số cũng giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra tài sản, thúc đẩy tăng trưởng Australia. Ông lấy ví dụ về việc lắp đặt 2.400 cảm biến cho cầu Habour ở Sydney.. Cùng với các chương trình học máy và phân tích dự báo, hệ thống có thể dự báo chính xác thời gian và vị trí trước khi sự cố xảy ra. Hệ thống giúp cây cầu trở nên an toàn hơn và cũng tiết kiệm chi phí

Đánh giá cao vai trò của khoa học công nghệ, ông cho rằng, ngành này có nhiều tiềm năng to lớn và Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu để phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Australia còn phát triển công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo và học máy. Đây là những công nghệ đột phá nhằm đẩy mạnh khoa học công nghệ.

Chuyển đổi số sẽ đem lại tăng trưởng GDP 1,1% GDP mỗi năm cho Việt Nam đến năm 2045

Bà Lucy Cameron - tư vấn nghiên cứu cao cấp, CSIRO cho biết đã xác định mối quan hệ đối tác với Bộ để lập báo cáo tương lai kinh tế số của Việt Nam. Quá trình xây dựng báo cáo có sự lắng nghe tiếng nói của nhiều bên liên quan, tiến hành nhiều nghiên cứu với các đơn vị liên quan, làm việc tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM để lấy ý kiến, nhiều chuyên gia đã tham gia phản biện, "Báo cáo được nghiên cứu công phu, là sản phẩm hoàn toàn của Việt Nam", bà nhấn mạnh.

 

Ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và đã trở thành một trong những quốc gia năng động nhất ở khu vực Đông Á. Tương lai của nền kinh tế phụ thuộc vào vị trí của Việt Nam trong bản đồ số của khu vực và mức độ ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ số của chính phủ, cộng đồng và ngành công nghiệp.Công nghệ số có thể đóng góp 10 - 20 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu đến năm 2025.

Theo chuyên gia, Việt Nam có vị thế phù hợp để thúc đẩy kinh tế số. Chuyển đổi số sẽ đem lại khoảng 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm cho Việt Nam đến năm 2045. Bà cũng nhận định, tăng trưởng của Việt Nam khá nhanh và toàn diện, chỉ sau Trung Quốc và có nền tảng phù hợp để chuyển đối số.

Về thách thức, cũng như nhiều quốc gia, Việt Nam gặp thách thức về biến đổi khí hậu, sự chậm lại của năng suất lao động, nguồn lực cần thiết. 

Việt Nam đã đạt được vị thế quốc gia thu nhập trung bình thấp. Nhiều quốc gia mắc bẫy thu nhập trung bình do không có đổi mới và thay đổi nguồn tăng trưởng. Đối với các nền kinh tế có thu nhập cao, tăng tưởng nhanh như Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc... họ vượt lên bứt phá nhờ đầu tư vào khoa học công nghệ.

Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng như các nước này. Để trở thành "con hổ châu Á" đạt được mức thu nhập cao, Việt Nam cần tăng trưởng cao về xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu; tăng trưởng nhanh và toàn diện; bắt kịp về công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ và nâng cao năng suất; hệ thống chính sách ổn định và đáng tin cậy; đầu tư cao cho y tế - giáo dục; quản lý tốt kinh tế vĩ mô - tỷ lệ nợ nước ngoài, lạm phát ở mức thấp, các chỉ số vĩ mô khác cũng ở mức ổn định.

Bài, ảnh: Song Hà

 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner