Tiềm lực KH&CN Thứ sáu, 26/04/2024 , 06:49 am
Cập nhật : 21/12/2020 , 14:12(GMT +7)
Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học từ phòng thí nghiệm
Xác định độc tố aflatoxin, kháng sinh nhóm quinolone,… trên hệ thống sắc ký lỏng (UPLC)
Sau 7 năm thành lập, Phòng Thí nghiệm trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường (FESR) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trở thành một trong những phòng thí nghiệm đi đầu trong lĩnh vực chuyên môn, dựa trên nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, có kỹ năng tốt và trang thiết bị hiện đại.

FESR được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-CGCN năm 2014 với đội ngũ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực phân tích chất lượng nước và môi trường, nước sinh hoạt các khu vực nông thôn trên toàn quốc. FESR được trang bị  các thiết bị phân tích hiện đại như: Máy quang phổ tử ngoại khả biến, Hệ thống sắc ký khí khối phổ 3 tứ cực GC-MS/MS có kết nối với bộ giải hấp nhiệt (TDS), Máy khối phổ phát xạ Plasma (ICP-MS), các thiết bị phân tích vi sinh…

Kể từ khi được trang bị các thiết bị, đến nay, FESR đã triển khai nghiên cứu và xây dựng thành công nhiều phương pháp phân tích các chất độc trong môi trường không khí, giám sát chất lượng không khí.

FESR được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo Chứng nhận VIMCERTS 229 và Quyết định số 115/QĐ-BTNMT ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), Các dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường mà FESR cung cấp gồm: quan trắc, đo đạc, đánh giá chất lượng và thực hiện lẫy mẫu theo yêu cầu khách hàng phục vụ đánh giá chất lượng môi trường.

Đặc biệt, trong các thông số được chứng nhận, thông số về Dioxin/Furan trong các môi trường nước mặt, nước thải, nước ngầm, đất, trầm tích… là những thông số rất quan trọng. Đánh giá sự phơi nhiễm và tác động của các cấu tử Dioxin/Furan tác động tới sức khỏe con người và yêu cầu của phòng thí nghiệm phân tích về Dioxin/Furan cũng đòi hỏi cao về kỹ thuật, trang thiết bị phân tích hiện đại, quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu, tay nghề của cán bộ phân tích, điều kiện phòng thí nghiệm... phải đảm bảo các tiêu chuẩn rất khắt khe.

Ngoài những nghiên cứu được thực hiện thường xuyên về phát triển các phương pháp phân tích chất độc trong môi trường không khí như Dioxin/Furans; PCBs, PAHs…, năm 2019, FESR đã tham gia mạng lưới quan trắc môi trường không khí khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, FESR được hỗ trợ về năng lực nghiên cứu và phân tích không khí. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về môi trường nền sẽ được các bên cùng công nhận.

Cùng với đó, trong năm 2019, FESR đã thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường sau vụ cháy của Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông”. Trong đó, FESR đã thực hiện quan trắc, thu thập mẫu, phân tích nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khu vực kho nguyên liệu và sản phẩm của công ty. Các kết quả nghiên cứu đã được gửi cho Thành phố Hà Nội nhằm cảnh báo mức độ ô nhiễm tới người dân xung quanh khu vực. 

Với các thiết bị hiện đại được trang bị, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ đã từng bước nâng cao chất lượng theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Trong đó phải kể đến việc xây dựng thành công Phòng Thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017, với mã số VILAS 809, và trở thành Phòng Thí nghiệm đủ điều kiện tổ chức hoạt động quan trắc môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với mã số VIMCERT 229, được công nhận với 18 thông số về quan trắc không khí và 15 chỉ tiêu phân tích môi trường không khí.

Các chỉ tiêu tập trung vào các thông số ô nhiễm không khí gồm: Dioxin/furan; tổng bụi lơ lửng, NO2, NH3, CO, SO2, kim loại nặng... Sau khi có được các chứng chỉ Phòng Thí nghiệm đạt chuẩn, Phòng Thí nghiệm đã đón tiếp rất nhiều khách hàng đến làm việc và ký hợp đồng quan trắc và phân tích mẫu môi trường không khí. Tổng số hợp đồng tăng lên hàng tháng với trung bình đạt khoảng 80 đến hơn 100 hợp đồng các loại/năm, với trung bình hơn 5000 mẫu thử/năm.

FESER đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức các hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của Chính phủ. Điều này khẳng định FESR có độ tin cậy hơn, có khoa học và chính xác hơn góp phần thực hiện sứ mệnh “Nâng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức của người Việt về an toàn thực phẩm và môi trường, đem lại cuộc sống xanh, lành mạnh và an toàn cho mọi người”.

Lĩnh vực và phạm vi FESR được chứng nhận gồm: Quan trắc hiện trường và phân tích môi trường

Quan trắc hiện trường

Môi trường nước (nước mặt, nước thải, nước dưới đất, nước biển và nước mưa): lấy mẫu và đo tại hiện trường

Môi trường không khí Khí (không khí xung quanh và môi trường lao động và khí thải): lấy mẫu và đo tại hiện trường đất, trầm tích, bùn, chất thải.

Phân tích môi trường

Môi trường nước: nước mặt, nước thải, nước dưới đất và nước biển.

Môi trường không khí: không khí xung quanh và môi trường lao động; khí thải

Tin, ảnh: VN (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner