Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 29/03/2024 , 07:46 pm
Cập nhật : 25/12/2018 , 13:12(GMT +7)
Sáng kiến vì cộng đồng- Nhân rộng và kết nối
Nhiều sáng kiến của các nhà khoa học chuyên và không chuyên đã góp phần tạo ra công nghệ mới, giải pháp mới giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để những sáng kiến ấy có thể tiếp tục phục vụ thiết thực lợi ích của cộng đồng, rất cần kết nối, đặc biệt là với doanh nghiệp để thực hiện hóa.

Phục vụ cộng đồng

Nằm trong những nỗ lực khuyến khích và nhân rộng những điển hình đối mới sáng tạo, đóng góp vì lợi ích chung của cộng đồng, Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” được khởi xướng và triển khai lần thứ nhất trên quy mô toàn quốc từ tháng 6 năm 2015. Đến nay, sau 2 lần tổ chức, những sáng kiến, dự án được trao giải thực sự là những công trình sáng tạo, phản ánh trung thực, hoặc đi sâu phân tích những vấn đề, những thực trạng tồn tại bất cập trên nhiều mặt xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp, những đề xuất nhằm góp phần giải quyết vấn đề một cách triệt để hoặc đề xuất triển khai những xu hướng, áp dụng những giải pháp vì lợi ích chung của cộng đồng.

 
Sáng kiến “Cải tiến dàn quạt ôxy để tiết kiệm điện trong nuôi tôm” do Tổng Công ty Điện lực miền Nam triển khai thực hiện. Sản phẩm đạt giải Nhất trong cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” năm 2018. Sáng kiến đã được đưa vào ứng dụng thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng từ năm 2016-2017, trước khi tiến hành trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu giảm áp lực về cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng thông qua giảm sản lượng điện tiêu thụ đối với khách hàng nuôi tôm công nghiệp, giúp hộ nuôi tôm tiết kiệm chi phí đầu tư, góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm. Qua thời gian thực hiện thí điểm, gia đình thấy mô hình này giúp người nuôi tôm tiết kiệm được gần 20% tiền điện mỗi tháng. Với lợi ích nêu trên, hầu hết các hộ dân đã áp dụng hết trên diện tích nuôi tôm của mình.
 
Mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Thảo ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 3 ao nuôi với tổng diện tích gần 1 héc ta. Với diện tích nuôi tôm lớn như vậy, trước đây gia đình anh phải trả khoảng 20 triệu đồng tiền điện một tháng cho chi phí vận hành các ao. Được ngành Điện địa phương hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ lắp đặt các thiết bị tiết kiệm điện, anh Thảo đã lựa chọn giải pháp lắp đặt trục động cơ máy phát điện cùng trục với trục giàn quạt nước và gối đỡ dạng con lăn thay cho gối đỡ chữ U tại 1 ao nuôi. Đến nay, gia đình anh đã tiết kiệm được rất nhiều tiền điện.
 
Còn với hơn 3 hec ta nuôi tôm càng xanh của gia đình anh Nguyễn Hoàng Hạnh, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng - thì giải pháp tiết kiệm điện cho các ao nuôi tôm cũng được gia đình anh ưu tiên lựa chọn. Cán bộ điện lực địa phương đã giúp anh cải tiến một phần hệ thống dàn quạt tạo oxy nuôi tôm nhằm tăng hiệu suất sử dụng cho dàn quạt, bằng cách đưa động cơ điện và hộp số xuống ao và đặt trên hệ thống phao, thay đổi cách đặt động cơ có trục truyền động chưa đồng trục với trục quay hệ thống quạt nước sang cách đặt động cơ đồng trục với trục quay của hệ thống quạt nước.
 
 
Các đại biểu tham dự Lễ trao giải thưởng Sáng kiến vì cộng đồng
 
Ông Huỳnh Minh Thai, Giám đốc Điện lực Sóc Trăng chia cho biết, trong năm 2018, Công ty  đã và đang phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ dân. Cụ thể, cán bộ điện lực sẽ đến từng vuông tôm hướng dẫn thực hành tại chỗ cách kéo dây, lắp đặt thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ an toàn điện, cách nối đất cho mô tơ… trong vuông tôm, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quy trình kĩ thuật điện.
 
Bên cạnh các sáng kiến về cải tiến khoa học kỹ thuật, các sáng kiến trong lĩnh vực xã hội phục vụ cộng đồng cũng được đánh giá cao trong đó có thể kể đến như sáng kiến “Vì cuộc sống hoà nhập cho người khuyết tật” do tập thể cán bộ y bác sĩ bệnh viện phục hồi chức năng Hà Nội là đồng tác giả. Mục tiêu của chương trình nhằm cung cấp những thông tin tổng quát hơn về người khuyết tật, góp phần giúp có những phương án, kế sách hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả trên cơ sở xây dựng dữ liệu tài nguyên trực tuyến về người khuyết tật.
 
Nhóm tác giả đã xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở đồng bộ dữ liệu chính xác và cập nhật thông tin về từng người khuyết tật tại địa phương bằng phần mềm quẩn lý người khuyết tật bao gồm việc khảo sát tỷ lệ và đánh giá các nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật, kênh chia sẻ, kết nối các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu, dự án về phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Hệ thống này còn tạo môi trường cho phép chia sẻ thông tin vác nghiên cứu phục hồi chức năng, báo cáo về người khuyết tật, hộ gia đình khuyết tật, tình trạng khuyết tật, khả năng hoạt động các chức năng còn lại, nhu cầu hỗ trợ và hỗ trợ đã nhận được trong các vấn đề liên quan đến an sinh cho người khuyết tật.
 
Nhân rộng và kết nối
 
Dù chưa có một thống kê đầy đủ về những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội từ những sáng kiến của người dân; nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều sáng kiến đã đem lại hiệu quả kinh tế, khẳng định sức sáng tạo của người dân Việt Nam không chỉ trong nước mà còn trên trường Quốc tế. Chắc chắn, nếu có các giải pháp, hoạt động cụ thể để thúc đẩy sự sáng tạo của cộng đồng, những sáng kiến ấy sẽ tiếp tục góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ đất nước.
 
Tuy nhiên, theo TS. Lê Ngọc Lâm, Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” là một chương trình mang tính thiện nguyện không mang tính kinh doanh và để thực hiện tốt cũng phải nhìn nhận chúng ta đang thiếu rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính để tận dụng những sáng kiến đó vì thế chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp, các tổ chức hảo tâm có nguồn lực thì có thể phối hợp với các đơn vị, cá nhân có những sáng kiến mạnh giúp đỡ cộng đồng để triển khai, đưa các sáng kiến đấy vào thực tế.
 
 
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trao giải Nhất cho nhóm tác giả đoạt giải.
Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yếu tố sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2018, theo Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam xếp hạng 45/126 quốc gia và nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2016. Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được, là cột mốc đánh dấu sự tăng trưởng về các hoạt động đổi mới sáng tạo.
 
Ông Francis Gury, Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO nhận định, trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ thì châu Á đang trở thành nguồn cung cấp chính cho hoạt động đổi mới sáng tạo và đổi mới KH&CN, trong đó Việt Nam đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Ở Việt Nam, tôi thấy rằng các chính sách trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như đổi mới sáng tạo đã được ban hành. Trong tương lai, tôi nghĩ rằng đổi mới sáng tạo sẽ hiện diện khắp nơi, trong mọi hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.
 
Bài, Ảnh: Trần Hoàn (TCCS)
 
 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner