Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 20/04/2024 , 03:30 am
Cập nhật : 29/09/2016 , 22:09(GMT +7)
Sáng chế thiết bị xử lý khói từ nguyên lý của… màn hình tivi
Kỹ sư Bổn và thiết bị lọc khói do chính anh dày công nghiên cứu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
“Lần đầu thử nghiệm, khói bốc ra từ nhà mình, bà con cứ hô hoán lên. Vậy là người nhà mình phải chạy ra giải thích là đang nghiên cứu khoa học. Để không làm ảnh hưởng người khác, mình phải mang sản phẩm đi thử nghiệm tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nơi mình từng học”, kỹ sư điện tử Nguyễn Văn Bổn (Q. Thủ Đức, TP.HCM) kể lại kỷ niệm trong quá trình làm thiết bị lọc khói cho các nhà máy, phương tiện giao thông của mình.

Cơ duyên đưa anh Bổn đến với máy hút khói từ lần tình cờ gặp gỡ một người bạn cũ. Nhâm nhi li cà phê ở một quán cóc ven đường, anh Bổn than thở, vừa nhập từ nước ngoài thiết bị lọc khói cho nhà máy với chi phí khá cao. Nguyên nhân của việc mua giá cao là ở trong nước chưa làm ra được máy lọc khói. Từ câu chuyện đó, kỹ sư Nhật Bổn đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại không chế tạo một thiết bị xử lý khói cho nhà máy “made in Vietnam”. Nghĩ là làm, anh Bổn bắt đầu lên mạng tìm các tài liệu nước ngoài để thực hiện dự định về chiếc máy lọc khói của mình.

“Hiện nay ở nước ta, vấn đề môi trưởng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhiều vụ việc các công ty trong quá trình sản xuất không tuân thủ các quy định về môi trường và đưa chất thải không qua xử lý ra ngoài gây ra ô nhiễm. Một trong những nguyên nhân là việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải nói chung và khói nói riêng thường tốn rất nhiều chi phí. Điều này dẫn đến việc một số công ty vừa và nhỏ rất “ngại” sử dụng các hệ thống xử lý chất thải. Vì thế, tôi tin thiết bị của mình khi được nghiên cứu thành công sẽ có thị trường tiêu thụ”- kỹ sư Bổn chia sẻ.

Xuất phát từ câu chuyện thực tế, anh Bổn nhận thấy những chiếc màn hình tivi CRT có khả năng hút được bụi và tóc. Do đó, anh Bổn đã sử dụng nguyên lý dùng trường tĩnh điện để hút phân tử khói vào thành ống.

Thiết bị được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính gồm một mạch điện để tạo trường tĩnh điện với điện áp cao vài chục ngàn Vol và một ống hút khói gồm 2 điện cực cách ly. Khi khói đi qua ống sẽ được hút lại vào thành ống. Các phân tử khói là những hạt kích thước nhỏ sẽ dày lên thành thể rắn giống như đất bám chặt vào thành ống. Chất này sẽ dày lên theo thời gian và người sử dụng sẽ phải vệ sinh nó.

Sau quá trình nghiên cứu nguyên lý trường tĩnh điện, anh Bổn đã thiết kế một thiết bị thật và bắt đầu thử nghiệm sản phẩm. Nhiều lần tạo khói để thử nghiệm, thấy khói bốc ra từ căn nhà khiến bà con xung quanh cứ tưởng nhà anh bị cháy.

“Lần đầu thử nghiệm, khói bốc ra từ nhà mình, bà con cứ hô hoán lên. Vậy là người nhà mình phải chạy ra giải thích là đang nghiên cứu khoa học. Để không làm ảnh hưởng người khác, mình phải mang sản phẩm đi thử nghiệm tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nơi mình từng học”- anh Bổn kể.

Ngoài ra, trong quá trình thiết kế sản phẩm, anh cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu linh kiện, thiết bị. Hầu hết các linh kiện để làm thiết bị lọc khói, anh Bổn đều phải nhờ bạn bè mua ở nước ngoài. Những lúc thử nghiệm sai, các thiết bị hư hỏng, cháy nổ, anh đều phải nhờ bạn bè tiếp tục đặt hàng. Vậy mà anh vẫn tiếp tục kiên trì và thử nghiệm nhiều lần để cho ra thiết bị ưng ý nhất.

Hiện nay, thiết bị lọc khói của anh Bổn có thể hút được khói nhìn thấy bằng mắt thường. “Mình cũng không có thiết bị chuyên dụng để kiểm tra xem chiếc máy hút khói xử lý triệt để khói hay không. Mình mong muốn, có một đơn vị, cá nhân nào đó cũng quan tâm đến lĩnh vực này cùng hợp tác để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm” - anh Bổn cho biết.

Dự định tiếp theo của chàng kỹ sư trẻ là sẽ tiếp tục hoàn thiện để thiết bị có thể triệt tiêu khói tại các nhà máy. Sau đó, anh sẽ nghiên cứu để tiếp tục thu nhỏ sản phẩm phục vụ cho các phương tiện giao thông như xe đầu kéo, xe tải, xe máy…

“Đây là sản phẩm được sản xuất trong nước nên mình tin là nó sẽ rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nhập ngoại và ai cũng có thể sử dụng được. Sắp tới mình sẽ cho ra sản phẩm thương mại” - anh Bổn tâm sự.

Với mong muốn cải thiện môi trường sống trong lành hơn, anh Bổn rất mong muốn sẽ có nhiều nhà khoa học cùng chung chí hướng để tạo ra các sản phẩm như chiếc máy hút khói mà anh đang nghiên cứu.

Hiện tại thiết bị của anh Bổn có khả năng hút được khói, bụi nhỏ, và một phần mùi. Anh mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ anh kiểm tra chất lượng không khí sau khi xử lý; các nhà khoa học cùng hợp tác để phát triển dự án này.

Nguồn tin: Khám phá

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner