Năng lượng nguyên tử Thứ sáu, 26/04/2024 , 02:48 am
Cập nhật : 29/07/2016 , 00:07(GMT +7)
Hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân của Việt Nam
Lễ ký Hiệp định giữa Việt Nam và LB Nga để đưa vào LB Nga nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
Hợp tác quốc tế (HTQT) có vai trò quan trọng trong phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT), đặc biệt là điện hạt nhân (ĐHN). Bên cạnh mục tiêu hợp tác để phát triển, HTQT thể hiện sự cam kết chính trị và tin cậy lẫn nhau của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình năm 2006đãxác định HTQT là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, là nguồn lực quan trọng trong chương trình phát triển NLNT và ĐHN, cụ thể là: Nhiệm vụ của công tác HTQT trong lĩnh vực NLNT trước hết là phải làm cho cộng đồng quốc tế hiểu được quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam về ứng dụng và phát triển NLNT vì mục đích hoà bình để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức, công nghệ và đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức thực hiện đầy đủ các Công ước và Điều ước quốc tế đã ký kết, tích cực nghiên cứu tham gia các Công ước và Điều ước quốc tế khác có liên quan đến NLNT. Hợp tác chặt chẽ và toàn diện với IAEA. Đẩy mạnh các hợp tác đa phương và song phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhất để khai thác tối đa kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước tiên tiến.”.

Hiện trạng HTQT về NLNT của Việt Nam

Sau khi phe Xã hội chủ nghĩa và Liên Xô tan rã, Việt Nam mất đi những kênh HTQT truyền thống, do đó gặp không ít khó khăn trong đào tạo nhân lực, phát triển tiềm lực KH&CN hạt nhân…Với chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, HTQT về NLNT và ĐHNcủa nước ta đã được khôi phục và phát triển trên nhiều phương diện, như xây dựng hệ thống pháp luật,phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu - triển khai, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các hình thức hợp tác bao gồm hợp tác đa phương, song phương và tham gia, thực hiện các điều ước quốc tế(ĐƯQT).

Về hợp tác đa phương,Việt Nam là quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế  (IAEA)từ năm 1978; Tổ chức Hợp tác vùng về nghiên cứu, phát triển và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân (RCA)từ năm 1981 và Diễn đàn Hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA)từ năm 2000. 

Về hợp tác song phương, Việt Nam đã ký 8 Hiệp định hợp tác về sử dụng NLNT vì mục đích hòa bìnhvới Ấn Độ (1986), Hàn Quốc (1996), Trung Quốc (2000), Achentina (2001), Nga (2002), Pháp (2009), Nhật Bản (2011), Hoa Kỳ (2014). 

Đối với Dự án ĐHN Ninh Thuận, Việt Nam đã ký với Nga và Nhật Bản các hiệp định hợp tác xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và  2. 

Về tham gia các ĐƯQT, Việt Nam coi đây là một trong các điều kiện tiên quyết để thiết lập và triển khai các hoạt động hợp tác về ĐHN. Vì vậy, công tác này được đặc biệt coi trọng. Nếu như trong hơn 20 năm từ 1982 đến 2006 Việt Nam chỉ tham gia 6 ĐƯQT, thì từ 2006 (là năm Chiến lược NLNT được ban hành) đến 2014, trong vòng chưa đầy 10 năm Việt Nam đã tham gia 7 ĐƯQT đa phương, trong đó có nhiều ĐƯQT, liên quan đến chủ quyền và an ninh quốc gia. 

Một số hoạt động hợp tác cụ thể

Hợp tác với IAEA

Viện trợ của IAEA là viện trợ ODA không hoàn lại, có thời gian lâu dài nhất và lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực NLNT. Về phát triển ĐHN, IAEA đã giúp Việt Nam trongđào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống pháp luật, bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân…

Hợp tác với LB Nga

Việt Nam và Nga đã ký Hiệp định hợp tác sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình, Hiệp định hợp tác xây dựng NMĐHN trên lãnh thổ Việt Nam, Hiệp định hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam (theo hiệp định này, Nga sẽ viện trợ cho Việt Nam khoảng 500 triệu USD), Hiệp địnhhợp tác để đưa nhiên liệu đã qua sử dụng của Lò phản ứng Đà Lạt về Nga.Từ 2010 đến nay, gần 400 sinh viên Việt Nam được cử đi đào tạo đại học, sau đại học về NMĐHN tại Nga. Ngoài ra, Nga đã tài trợ cho Việt Nam xây dựng Trung tâm Thông tin NLNT tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hợp tác với Nhật Bản

Nhật Bản là nước sớm triển khai hoạt động hợp tác về ĐHN với Việt Nam. Hai nước đã kýHiệp định hợp tác phát triển và sử dụng NLHN vì mục đích hoà bình và Thỏa thuận hợp tác xây dựng dự án NMĐHN Ninh Thuận 2.Hàng năm Việt Nam gửi nhiều cán bộ tham dự các khóa đào tạo tại các viện nghiên cứu ở Nhật Bản. Tháng 9/2012 EVN đã cử 15 kỹ sư sang đào tạo 2 năm về ĐHN tại Nhật Bản, tháng 9/2014 cử tiếp 9 kỹ sư.Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch cử 100 sinh viên sang đào tạo về công nghệ hạt nhân tại Nhật Bản trong giai đoạn 2016-2020.Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam công tác thông tin, tuyên truyền về ĐHN. Tháng 6/2014 với sự hợp tác của Nhật Bản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khai trương Phòng trưng bày ĐHN tại Hà Nội. 

Hợp tác với Hoa Kỳ

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân đã tạo khung pháp lý cho các đối tác hai nước hợp tácđào tạo, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng NLNT và ĐHN. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo ra cơ sở pháp lý, cho phép các quốc gia khác có thể cung cấp cho Việt Nam các vật liệu, thiết bị và công nghệ nghệ hạt nhân chịu sự chi phối về bản quyền của Hoa Kỳ.

Một số hợp tác hỗ trợ phát triển năng lực

Hiện nay, mỗi năm, Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam 3-4 học bổng đào tạo chương trình thạc sĩ trong lĩnh vực hạt nhân và một số khóa thực tập ngắn hạn.Hoa Kỳbắt đầu nhận cán bộ Việt Nam sang tham gia nghiên cứu về an toàn hạt nhân từ 3-6 tháng.Hungary đã nhận hàng trăm cán bộ Việt Namthực tập theo Hiệp định về hợp tác giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực NLNT.Pháp đang hợp tác với Việt Nam để xây dựng kế hoạch tiếp nhận đào tạo cán bộ Việt Nam về quản lý, an toàn bức xạ, thanh tra theo các học bổng trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật của IAEA. Các tổ chức USNRC (Hoa Kỳ), NRA (Nhật Bản), Rostechnadzor (Nga), NSSC (Hàn Quốc), ASN và IRSN (Pháp), GRS (Đức) và EC và một số đối tác khácđã hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực về pháp luật và pháp quy phục vụ chương trình ĐHN.

Cùng với việc ký các hiệp định hợp tác song phương với các nước có nền khoa học, công nghệ, công nghiệp ĐHN tiên tiến, việc tham gia hầu hết các ĐƯQTvề NLNTđã tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển ĐHN của Việt Nam.

HTQT đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền chính sách sử dụng NLNT vì hòa bình của Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo ra nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng NLNT và ĐHN ở Việt Nam.

Nhiệm vụ của HTQT trong giai đoạn tới là phải tập trung cho hợp tácphát triển cơ sở hạ tấng để thực hiện thành công Dự án ĐHN Ninh Thuận. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hợp tác phát triểntiềm lực KH&CN hạt nhân quốc gia,trong đó có Dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân; ưu tiên đầu tưđào tạo dài hạn, chuyên sâu một số cán bộ nghiên cứu Việt Namtại một số nước có nền KH&CN hạt nhân tiên tiến để tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ khả năng lãnh đạo các nhómnghiên cứu mạnh phục vụ chương trình ĐHN trong tương lai, đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền ĐHN.

Lê Doãn Phác

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner