Tiềm lực KH&CN Thứ năm, 25/04/2024 , 07:34 am
Cập nhật : 14/02/2018 , 22:02(GMT +7)
Hệ tri thức Việt số hóa: Khơi dậy khát vọng, sáng tạo
Ông Nguyễn Thế Trung Tổng Giám đốc của Tập đoàn DTT.
Đề án Hệ tri thức Việt số hóa ra đời trong bối cảnh không gian mạng là kho tài liệu khổng lồ, nhưng không phải văn bản nào cũng đáng tin cậy. Do đó, cần thiết phải xây dựng được hệ thống tri thức số hóa có phân loại, sắp xếp và được kiểm chuẩn độ chính xác, có định hướng nội dung thông tin phù hợp và hữu dụng cho người dân. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Trung là thành viên sáng lập DTT từ năm 2003 và hiện giữ cương vị Tổng Giám đốc của Tập đoàn DTT.

 Là một trong những người đầu tiên đưa STEM về Việt Nam, giữa STEM và hệ tri thức Việt số hóa có sự liên kết như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Trung: Có thể nói cộng đồng giáo dục là một tập nhỏ trong xã hội và rất quan tâm đến tri thức và giáo dục STEM cũng vậy. Tất cả những người quan tâm tới giáo dục STEM cũng vậy từ phụ huynh, học sinh, giáo viên đều cần có thêm nhiều tri thức mới vì đây là xu hướng mới trong giáo dục. Chính vì thế, chúng tôi thấy rằng những người làm giáo dục STEM cần hệ tri thức giống như Hệ tri thức Việt số hóa trong lĩnh vực STEM. Đề án này cũng được thiết kế trên nền tảng rất nhiều cộng đồng. Cộng đồng STEM là cộng đồng liên quan tới rất nhiều vấn đề: sức khỏe, du lịch... Càng nhiều cộng đồng như vậy sinh hoạt trên nền tảng này chúng ta lại càng có nhiều dữ liệu, các dữ liệu đó được đan xen để tích hợp làm giàu. Chính vì thế chúng tôi là đối tác phát triển mạng xã hội STEM.vn, trên đó bao gồm các tiện ích như học liệu mở, hỏi đáp về các thông tin mà giúp người đọc thấy thích thú hơn. Cụ thể chúng tôi dùng cụm từ “Vui học hỏi” để học sinh, cha mẹ thấy vui khi tham gia vào giáo dục STEM khi tham gia các khóa học với các học liệu mở cũng như được hỏi đáp tất cả các thắc mắc của mình và trao đổi trên hệ thống này. Về lâu dài, chúng tôi sẽ mở rộng để tất cả tiện ích về lớp học trực tuyến, trao đổi cộng đồng trực tuyến v.v

Ông cho rằng mối quan hệ cũng như sự cần thiết như thế nào của Hệ tri thức Việt số hóa trong thời đại 4.0?

Ông Nguyễn Thế Trung: Chúng ta đã được nghe rất nhiều về cuộc CMCN 4.0 cũng như chúng ta nói “đây không phải là thời đại của dầu lửa mà là thời đại của dữ liệu”. Câu nói này rất là dễ nhưng chúng ta mới chỉ sử dụng được 1% dữ liệu trên thế giới, nếu ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng con số này còn nhỏ hơn. Hàng ngày, chúng ta tăng thêm lượng dữ liệu rất lớn, chúng ta chỉ cần mở điện thoại ra là có thể lưu một số lượng dữ liệu trên mạng, nhưng việc sử dụng ra sao thì điều này còn hạn chế. Sử dụng dữ liệu như vậy không phải là dễ dàng nên chúng ta cần có những cách thức để tập hợp, tích hợp cũng như chuẩn bị các dữ liệu này để có thể viết các ứng dụng để mang tri thức cho mọi người. Đề án Việt số hóa chính là hướng tới mục tiêu đó. Khi chúng ta tích hợp được những dữ liệu, thông tin ở khắp mọi nơi và đưa về theo nhu cầu của người Việt trong các vấn đề hàng ngày, đây chính là bước đi thiết thực để hiện thực hóa làn sóng CMCN lần thứ 4. Dù đây chỉ là một mảng nhưng lại là mảng quan trọng trong cuộc CMCN lần thứ 4.

Hệ tri thức Việt số hóa được ra mắt đúng vào ngày đầu tiên của năm mới, ông kỳ vọng như thế nào về sự lan tỏa của hệ tri thức này?

Ông Nguyễn Thế Trung: Đây mới chỉ là sự khởi đầu, mong rằng tới ngày này sang năm, số người tham dự không chỉ là người tới để xem thông tin mà còn cả các công ty tham gia viết các ứng dụng, các bộ ngành tham gia viết dữ liệu, người dân tham gia hỏi đáp... như thế tri thức sẽ được nhân lên nhiều lần. Nếu chúng ta đi kịp được với sự phát triển của thế giới, chúng tôi nghĩ rằng ít nhất chúng ta phải nhân lên 10 lần số các thành viên tham gia đề án này trong vòng thời gian tới.

Chúng ta đã có google, wiki, mọi thứ chúng ta có thể tìm thấy trên mạng, vậy việc xây dựng hệ tri thức Việt số hóa có gây ra sự lãng phí hay không?

Ông Nguyễn Thế Trung: Chúng tôi là người đều dùng Google, Facebook thường xuyên và chúng tôi cũng phải trả lời câu hỏi này, nhưng trả lời bằng hành động. Ngay cả trên thế giới, Google và Facebook có thể giải quyết được mọi việc, chúng ta thấy các các mô hình mới đang nổi lên như WeChat đã dần dần thay thế do họ tập trung vào đối tượng, mục tiêu cụ thể hơn. Facebook và Google có nhiệm vụ của họ kết nối thế giới lại với nhau nhưng chưa thể đủ hết những nhu cầu của người dùng. Nếu là một học sinh mới đi học lên google tìm và nhận được 1 triệu kết quả tìm kiếm, liệu có đủ khả năng để tìm ra câu trả lời cho mình hay chưa. Do đó, mảng hỏi đáp như trong đề án Việt số hóa sẽ giúp việc đó. Hoặc một nông dân muốn tìm một cây giống hay con giống nào đó, họ có thể tìm trên Google nhưng có thể 1000 câu trả lời đó lại không tốt, do đó, họ có thể hỏi trực tiếp tại đây và sẽ có người cụ thể trả lời câu hỏi đó. Bên cạnh những câu trả lời đó sẽ được gắn kết với các hệ tri thức như tài liệu gì, dữ liệu mở gì của Bộ Nông nghiệp gắn kết với nó. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ tạo ra một bộ thông tin tốt hơn cho người dùng. Tất nhiên điều đó chỉ có thể đạt được khi các dữ liệu liên tục được cập nhật từ các bên. Đó chính là thách thức của Đề án này.

Cùng chung tay để xây dựng Hệ tri thức việt số hóa

Nói như vậy, chúng ta vẫn cần một đội ngũ chuyên gia hùng hậu có thể hỗ trợ Hệ tri thức này?

Ông Nguyễn Thế Trung: Mỗi người đều là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Nếu như một ai đó hỏi bạn về lĩnh vực báo chí, bạn có thể là chuyên gia có thể trả lời. Đề án này không nhằm phục vụ cho một số chuyên gia nào đó mà tất cả có thể trở thành chuyên gia và trả lời bất cứ thắc mắc nào. Đây chính là sự kết nối ở tầm cao hơn và có sự sát tín với nhau trên hệ thống này.

Nếu ai cũng là một chuyên gia thì Hệ tri thức Việt này có thể vẫn giống tìm thông tin trên Google, khi tra cứu sẽ ra 1000, 1 triệu kết quả?

Ông Nguyễn Thế Trung: Lượng chuyên gia ở đây sẽ tập trung giải quyết các vấn đề của Việt Nam và là người Việt Nam, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, tức là sẽ có những câu trả lời sát thực. Ví dụ: hỏi vấn đề về vac-xin, Bộ Y tế trả lời thì câu trả lời đó sẽ hoàn toàn đáng tin cậy. Đó là điều chúng ta làm được mà Google không làm được. Hoặc câu trả lời của trường Y sẽ chính là uy tín của trường Y và chính những điều đó làm chất lượng câu trả lời tốt hơn. Hệ thống sẽ cho phép các công cụ đánh giá, xếp hạng các câu trả lời dễ dàng cho người sử dụng.

Như vậy sẽ cần sự chung tay của các bộ ngành trong việc phát triển này ?

Ông Nguyễn Thế Trung: Tất cả các bộ ngành cũng như các cá nhân. Các Bộ ngành có thể cho chúng ta quyền chính danh: nếu có câu hỏi như thế này thì đây là trách nhiệm của bộ ngành phải trả lời, nhưng ngay những người trong Bộ, những đoàn viên thanh niên, cán bộ công chức không tham gia trả lời thì quyền chính danh không xảy ra. Nếu bạn vào phần Hỏi đáp của một số ứng dụng sâu hơn của Hệ tri thức Việt số hóa như STEM.vn thì một câu hỏi sẽ được người dùng cho điểm, xác thực và dựa vào điểm đó để sắp xếp câu trả lời nào tốt hơn.

Bài, ảnh: Đăng Minh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner