Hội nhập Quốc tế Thứ tư, 24/04/2024 , 01:02 pm
Cập nhật : 07/11/2020 , 07:11(GMT +7)
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong logistics
Lễ công bố “Báo cáo logistics Việt Nam năm 2017”
Tại Việt Nam logistics được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng; Bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp tích cực xâm nhập mạnh mẽ vào hệ thống dịch vụ logistics, kể cả với tư cách là nhà cung cấp giải pháp hay thậm chí nhà cung cấp dịch vụ.

Tạo giá trị gia tăng cao

Dịch vụ logistics là một ngành dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao, đồng thời liên kết, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Ở tầm vĩ mô, hệ thống logistics quốc gia bao gồm cả các kết cấu hạ tầng, khung pháp lý, nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ, sự phát triển toàn diện của hệ thống này là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Năm 2018 đã đánh dấu những bước phát triển đáng ghi nhận về việc ứng dụng công nghệ trong logistics, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ, nhất là sự xuất hiện các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện có bốn mảng ứng dụng chính của các công nghệ mới. Xuất hiện nhiều nhất là các ứng dụng trong vận tải đường bộ thông qua tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, thời gian, lịch trình, nâng cao tỷ lệ khai thác. Sự nổi lên của các công ty như Uber hay Grab đã thể hiện rõ dấu hiệu của làn sóng mới này. 

Mảng nổi trội thứ hai là giải pháp tự động hóa các kho hàng thương mại điện tử, chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Hiện nay, trên thị trường đã có những ứng dụng đầu tiên của Lazada và đang tiếp tục thu hút sự tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành. 

Thứ ba, một số công ty sản xuất lớn như Samsung cũng cho ra mắt những hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động rất hiệu quả. 

Cuối cùng, một số ít nhà bán lẻ đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối.

Trước xu hướng ứng dụng công nghệ trong logistics rất rõ như vậy, để vận hành một cách có hiệu quả, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ đã có không ít những doanh nghiệp logistics trong nước biết cách nắm bắt, đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình, từ đó tăng chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường được dự báo ngày càng gay gắt như hiện nay.

Công ty TNHH Fixmart Franchise là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics giao nhận xuất nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng quy mô lớn. Anh Phạm Văn Đạt, quản lý kho hàng cho biết, nếu như trước đây, số hàng này chỉ được nhân viên quản lý bằng cách thủ công như ghi chép sổ sách thì hiện nay, với việc ứng dụng phần mềm khiến cho nhân công và thời gian giảm đi rất nhiều chỉ với một thiết bị cầm tay, bằng những thao tác đơn giản, anh và các đồng nghiệp hoàn toàn có thể đảm bảo chính xác vị trí và số lượng hàng hoá theo kế hoạch. Đặc biệt, sau quản lý không có sai lệch về số lượng, rất tiện lợi cho quản lý và xuất nhập hàng hóa

Được biết, hiện tại toàn bộ các kho bãi của Công ty đã được vận hành trên nền tảng hệ thống quản lý kho SWM bao gồm các tính năng phục vụ cho quản lý vận hành như: nhập, xuất hàng và quản lý tồn kho. Theo đó nền tảng này sẽ ứng dụng giải thuật thông minh nhằm tối ưu hoá quy trình vận hành của kho hàng từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng hàng hoá và nâng cao năng suất làm việc. Bên cạnh đó, thay vì 7 người làm như trước đây, hiện chỉ còn 3 người vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.

Bên cạnh việc quản lý kho bãi, quản lý vận tải cũng là một trong những khâu quan trọng trong logistics. Công ty TNHH An Lợi là nhà cung cấp chuỗi dịch vụ logistics cho các công ty sản xuất điện tử của Nhật Bản như Canon, Brother, Nissei,...cũng cho biết, hiện Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý tồn kho thông qua hình thức vận chuyển Milkrun.

Nói về hình thức vận chuyển Milkrun, ông Vũ Khắc Điẹp, Trưởng phòng Logistics, Công ty TNHH An Lợi cho biết, đó là  1 chuyến xe gom hàng nhiều địa điềm khác nhau theo thời gian và số lượng đã được định trước sau đó chuyển về nhà máy và đưa thẳng vào trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp ngay, giảm thời gian và diện tích lưu kho.

Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện nghiêm ngặt, chính xác về thời gian, tốc độ của hình thức vận chuyển này, công ty đã nghiên cứu và tìm hiểu nhiều phần mềm, hệ thống quản trị logistics. Sau một thời gian tiến hành khảo sát, công ty đã quyết định xây dựng hệ thống theo mô hình quản lý vận tải STM. Đây là giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa việc lập kế hoạch vận tải, tự động theo dõi và cảnh báo trong quá trình vận chuyển. Hệ thống này đã cho thấy phần nào những hiệu quả nhất định trong công tác vận hành và điều phối xe tải hàng ngày. 

“ứng dụng công nghệ này đã và đang tạo ra những hiệu quả nhất định trong công tác vận hành cũng như quản lý và điều phối xe tải hàng ngày. Cụ thể hơn, một ngày  công ty có thể khai thác lượt quay đầu xe tối đa từ 5-10 điểm, cùng với đó là quản lý các thông tin theo thời gian thực”, ông Vũ Khắc Điệp chia sẻ thêm về hiệu quả của việc ứng ụng công nghệ Logistics

Được biết, các hệ thống quản lý kho bãi SWM hay quản lý vận tải STM nói trên là sản phẩm của Start-up Smartlog, một đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực Logistics. Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vận tải từng bước thay đổi cách vận hành logistics theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hiệu quả vận hành nội bộ. 

Nói về sự khác biệt của  công nghệ của Smartlog so với các sản phẩm khác trên thị trường, ông Đỗ Huy Bình, Giám đốc Điều hành Công ty Logistics Smartlog đưa ra hình dung, trước khi ứng dungh công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp được hình dung như những chiếc xe hay những chiếc hộp đen, có dữ liệu những tản mát khắp mọi nơi. Smartlog nhìn thấy những cơ hội để khai thác các dữ liệu đó và giúp doanh nghiệp hiệu quả hơn trong việc tối ưu nội bộ của mình cũng như hợp tác với các đối tác khác, giúp nhiều doanh nghiệp quản trị hoạt động logistics của mình dưới 2 góc độ, thứ nhất là kho, thứ 2 là vận tải, kết nối với nhau trên cùng một nền tảng.

Với những giải pháp hữu ích trong lĩnh vực logistics, Smartlog đã nhận được giải Sao Khuê 2019 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố, được cộng đồng doanh nghiệp và thị trường CNTT Việt Nam tin dùng và đánh giá cao. Hiện Smartlog có hơn 100 đối tác là những doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực Logistics. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vận tải đã bắt đầu có những chú trọng vào công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tối ưu hóa các nguồn lực

Theo ông Đỗ Huy Bình, với các doanh nghiệp truyền thống như hiện nay, việc thuyết phục các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Logistics vào hoạt động của doanh nghiệp còn tương đối khó khan. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ được việc ứng dụng công nghệ này vào trong hoạt động quản trị và vận hành Logistics sẽ giúp doanh nghiệp hệ thống hóa quá các hoạt động trên một nền tảng; thứ 2 tự động hóa chu trình kinh doanh, điều trước đây gặp nhiều vấn đề trong việc phối hợp; thứ 3 tích hợp hóa các hoạt động của doanh nghiệp với các đối tác cũng như khách hàng của mình; thứ 4 đó là việc tối ưu hóa các nguồn lực, việc này chỉ được thực hiện khi có nền tảng đầy đủ và toàn vẹn, điều mà doanh nghiệp Việt Nam đang hạn chế trong việc đó. Cuối cùng chính là minh bạch hóa, đối với Logistics đòi hỏi viêc giám sát chặt chẽ cũng như giám sát hàng hóa trong quá trình di chuyển cũng như nằm tại kho hàng, điều này cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp khi đem hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong logistic đã rõ, tuy nhiên  theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam hiện có chưa đến 15% số lượng DN logistics sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ mới như hệ thống quản lý kho, quản lý vận tải trong vận hành kho bãi.v.v. Bên cạnh đó, 70% lượng xe tải và đầu kéo thuộc các DN vừa và nhỏ. Về chất lượng dịch vụ, tỷ lệ giao hàng đúng hạn và đầy đủ thực tế là dưới 90%. Điều này cho thấy điểm yếu tư duy theo truyền thống của các DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào quản trị logistics hàng ngày. 

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, chi phí logistics ở Việt Nam đang là rất lớn, chiếm đến 20% GDP trong khi ở các nước phát triển con số này chỉ là  9-14%. Tôi cho rằng ngoài các yếu tố vĩ mô về cơ sở hạ tầng hay chính sách nhà nước thì việc thay đổi tư duy truyền thống của các doanh nghiệp logistics là điều rất quan trọng.

Trước viễn cảnh các mô hình số hóa sẽ tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế ở Việt Nam, việc giải quyết bài toán giảm chi phí logistics được dự báo sẽ đi theo hướng này. Mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics cũng sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp Việt Nam cũng như chuỗi cung ứng. Vì thế, lĩnh vực logistics ở Việt Nam hoặc là nắm bắt xu hướng mới trong việc chuyển đổi số hóa để tiến bộ, giảm chi phí hoặc là trở nên lạc hậu, kém cạnh tranh khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng tiếp cận những phương thức mới mẻ hơn.
 
Bài, ảnh: PV


 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner