Sở hữu trí tuệ Thứ năm, 25/04/2024 , 04:32 pm
Cập nhật : 22/06/2017 , 11:06(GMT +7)
Bảo hộ SHTT là đầu tư và nâng cao giá trị của doanh nghiệp
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT phát biểu tại tọa đàm
Sở hữu trí tuệ là tài sản của doanh nghiệp, bảo hộ sở hữu trí tuệ không những là một hình thức đầu tư mà còn nâng cao giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu DN đang có nhu cầu thành lập mới, mở rộng hoặc phát triển một số sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì nên biết cách làm sao để khai thác các thông tin sở hữu trí tuệ đã có sẵn để có hiệu quả và chi phí thấp.

Thông tin được trao đổi tại Tọa đàm “Vai trò của Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp công nghệ cao: Xu hướng công nghệ và cách thức khai thác” do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tổ chức ngày 20/6

Sở hữu trí tuệ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp, ươm tạo hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tên thương mại hoặc sở hữu một hoặc nhiều nhãn hiệu. Một số doanh nghiệp cũng sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nữa như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh... DN nên cân nhắc việc bảo hộ những đối tượng này.

Chia sẻ vấn đề này, ông Đinh Hữu Phí cho rằng, cùng với những thành quả sáng tạo và đổi mới của nhân loại, sở hữu trí tuệ tồn tại ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Mọi sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày đều là kết quả của một chuỗi sáng tạo, dù là lớn hoặc nhỏ, như việc thay đổi kiểu dáng hoặc việc cải tiến kỹ thuật làm cho sản phẩm có được kiểu dáng, chức năng và tiện ích như ngày nay.

Bất kể doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó cũng đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, DN nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Nếu DN đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, phải xem xét việc mua chúng hoặc nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hay còn gọi là hợp đồng li-xăng) để tránh những tranh chấp hoặc kiện tụng sau này. 
 
Đánh giá khả năng bảo hộ trước khi xác lập quyền

Ông Đinh Hữu Phí cho biết, những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt nam đã dần nhận thức được vai trò quan trọng của Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), đặc biệt là vấn đề xây dựng & quảng bá thương hiệu, như một công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu cần thiết là phải có thương hiệu mạnh để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập càng và những tranh chấp đã sảy ra liên quan tới quyền SHTT càng làm tăng tính nghiệm ngặt của vấn đề xây dựng, bảo hộ & phát triển quyền SHTT.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Ðăng ký bảo hộ các đối tượng Sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu cho doanh nghiệp, ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt, đánh cắp, đồng thời, là cơ sở pháp lý duy nhất để chống lại các hành vi xâm phạm và nhằm nâng cao khả năng thành công khi đăng ký. Không chỉ đơn thuần là việc đăng ký, doanh nghiệp cũng rất cần quan tâm tới vấn đề xây dựng (trước đăng ký) và bảo hộ (sau đăng ký).
Trước khi nộp đơn, doanh nghiệp phải nghiên cứu, đánh giá về khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp dựa trên kết qủa đó, doanh nghiệp có thể tiến hành sửa đổi, điều chỉnh nhãn hiệu, kiểu dáng, khi cần thiết.

Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới việc đăng ký, mà chưa ý thức tới một chiến lược đầu tư có bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp và quản lý có hệ thống đối với quyền SHTT của mình, doanh nghiệp sẽ khó thành công trong cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Nhiều ý kiến của các diễn giả tại tọa đàm cũng đã đưa ra các kinh nghiệm khai thác thông tin sáng chế, kiểu dáng và nhãn hiệu để phục vụ cho việc đánh giá công nghệ, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu để từ đó có quyết định đúng đắn trước khi nộp đơn xác lập quyền.

Để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận và chia sẻ những quan tâm, thắc mắc về các vấn đề liên quan đối với các việc như quyền và cơ chế chia sẻ thù lao cho tác giả sáng chế; quyền tạm thời của chủ đơn sáng chế; cách khai thác miễn phí các sáng chế đã hết hiệu lực hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam; cách mô tả nhãn hiệu, mô tả màu sắc trong Tờ khai đơn nhãn hiệu; cách xác định danh mục sản phẩm cần đăng ký, v.v.. Tất cả các thắc mắc đều được các diễn giả giải thích và có các thao tác trình diễn cụ thể trên trang web tương ứng.

“khách mời đã được trang bị các kiến thức quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quá trình ươm tạo, khởi nghiệp cũng như vận hành doanh nghiệp và mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ về chuyên môn của Cục sở hữu trí tuệ và Ban quản lý công nghệ cao Hòa Lạc”, đại diện cục SHTT chia sẻ
 

Trang web khai thác thông tin sáng chế miễn phí:
    Cơ sở dữ liệu về bằng sáng chế Việt Nam:
•    http://digipat.noip.gov.vn (cho phép tra cứu thông tin thư mục, bản tóm tắt và toàn văn);
–    Thư viện số về sở hữu công nghiệp IP LIB (cho phép tra cứu thông tin thư mục, bản tóm tắt về đơn và bằng sáng chế Việt Nam):
•    http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php
–    ep.espacenet của Cơ quan sáng chế châu Âu:
•    https://worldwide.espacenet.com 
–    Google/patents của Google Inc.:
•    (https://www.google.com/?tbm=pts);
–    Patent Scope của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
•    https://patentscope.wipo.int/search/en/structuredSearch.jsf
–    Cơ sở dữ liệu sáng chế Nhật Bản:
•    https://www.j-platpat.inpit.go.jp/web/all/top/BTmTopEnglishPage
–    Cơ sở dữ liệu sáng chế Hàn Quốc:
•    http://www.kipris.or.kr/enghome/main.jsp
–    Cơ sở dữ liệu sáng chế Trung Quốc:
•    http://www.pss-system.gov.cn/sipopublicsearch/ensearch/searchEnHomeIndexAC.do (cần đăng ký trước khi sử dụng);
•    http://211.157.104.77:8080/sipo_EN/search/tabSearch.do?method=init
Trang web khai thác thông tin kiểu dáng miễn phí:
–    Thư viện số về sở hữu công nghiệp IP LIB:
•    http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php
–    Cơ sở dữ liệu của Asean (đã tích hợp thông tin của Việt Nam)
•    http://www.asean-designview.org/
–    Cơ sở dữ liệu về kiểu dáng của WIPO:
•    http://www.wipo.int/designdb/hague/en/
Trang web khai thác thông tin nhãn hiệu miễn phí:
–    Thư viện số về sở hữu công nghiệp IP LIB:
•    http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php
–    Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của WIPO:
•    http://www.wipo.int/romarin/
–    Cơ sở dữ liệu của Asean (đã tích hợp thông tin của Việt Nam)
•    http://www.asean-tmview.org/

Bài, ảnh: PV



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner