Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Luật KH-CN (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII. PV Báo ĐBND đã ghi lại nhiều ý kiến của ĐBQH, các chuyên gia, nhà khoa học... góp ý về một số nội dung được sửa đổi trong dự thảo Luật lần này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện tốc độ tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bất cập đang cản trở sự phát triển của KH&CN và cần có giải pháp tháo gỡ.
(Chinhphu.vn) - Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Và hơn ai hết, giới khoa học phải tận dụng được vai trò “quốc sách hàng đầu” của KH-CN, làm việc và sáng tạo cho xứng đáng với sự đãi ngộ của Nhà nước, sự quan tâm của Đảng, để tự khẳng định mình và tạo ra được những sản phẩm khoa học ngang tầm khu vực và thế giới, xứng đáng với mong đợi của đất nước và nhân dân.
"Tiền rót về địa phương đến 50% sử dụng sai mục đích. Lấy được đồng tiền đầu tiên thì đề tài đã mất tính thời sự vì khoảng thời gian từ khi đề xuất đến khi tiền về là cả năm trời...". Đó là một trong những ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái khi trò chuyện với phóng viên về bất cập trong chi tiêu của KH&CN nước ta.
Bài 2: Đối mới cơ chế tài chính: Khâu đột phá trong đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ “Đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách là khâu đột phá. Tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong công tác kế hoạch, đầu tư, tài chính, đặc biệt là cơ chế cấp phát, thanh quyết toán kinh phí cho hoạt động KH-CN”- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhận định.
Sau 12 năm thực hiện, Luật Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về KHCN trong giai đoạn hiện nay. Thực tế ấy đòi hỏi cần phải sửa đổi luật, tạo đà cho hoạt động KHCN có bước phát triển mới.
Tối 4/11, trả lời các câu hỏi về vấn đề cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã thẳng thắn thừa nhận những khúc mắc trong cơ chế tài chính hiện nay cũng như đưa ra những hướng giải quyết để lĩnh vực Khoa học công nghệ sẽ hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới…
Trong những năm qua, mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CN) nước ta vẫn chưa đáp ứng được vai trò quốc sách hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để KH - CN thực sự trở thành động lực then chốt, vừa qua Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XI đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển KH - CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự án Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi). Để cung cấp thêm thông tin, tư liệu cho các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, Báo Đại biểu nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài viết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân về các nội dung trọng tâm của Dự án Luật KH - CN. Các bài viết đề cập đến 3 vấn đề lớn: đổi mới phương thức đầu tư xã hội cho KH - CN; đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH - CN; và chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ KH - CN. ĐBND trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; áp dụng giải pháp hợp tác công tư; tổ chức các hội thảo bàn về vấn đề đổi mới công nghệ; xây dựng cơ chế tài chính đổi mới công nghệ phù hợp;… Đó là những kinh nghiệm do các chuyên gia quốc tế chia sẻ về các hoạt động đổi mới công nghệ tại Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ”.
Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện hành – đạo luật cơ bản về lĩnh vực KH&CN có nhiều quy định chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Bộ KH&CN – cơ quan chủ trì Dự án Luật KH&CN (sửa đổi) đang tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. Phóng viên có cuộc trò chuyện với TS. Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ KH&CN (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII) về vấn đề này.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc vào chiều 15/10/2012. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Dưới đây là toàn văn Thông báo Hội nghị:
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner