Nền kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình đã có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những yếu tố quyết định để có được thành công đó chính là nhờ lãnh đạo các cấp của tỉnh luôn quan tâm, đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), xác định KH&CN là chìa khóa, động lực then chốt để phát triển nền kinh tế nhanh, bền vững.
Tại hội thảo Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bề vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh biến đổi khí hậu, do ban chỉ đạo Tây Nam bộ và viện Tư vấn phát triển tổ chức tại Cần Thơ hôm 30.4, ông Dick Develam, nhóm trưởng nhóm chuyên gia MDP (Mekong Delta Plan) – Hà Lan thuộc đoàn chuyên gia Hà Lan trong chương trình hợp tác liên chính phủ đã trình bày kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL phiên bản 0.1.
Bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết trung tâm đã tiến hành Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi với quy mô 2.000 chai giống nấm tại Trung tâm.
Xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất thử một số giống lúa hàng hóa mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, sạch sâu bệnh; chủ động được nguồn giống đáp ứng nhu cầu sản xuất cà chua trái vụ; ứng dụng công nghệ tiên tiến xây dựng mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp;… là những dự án, đề tài nghiên cứu đã và đang phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống cho người dân tỉnh Bắc Ninh.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định phê duyệt Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống chuối tiêu hồng và khoai tây sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang”. Tổng kinh phí thực hiện dự án lên tới gần 600 triệu đồng.
Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có vị trí đặc biệt quan trọng, được xác định là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nơi đây cần có sự hợp tác, liên kết trong vùng và với các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó liên kết phát triển khoa học và công nghệ (KH và CN) có ý nghĩa quan trọng.
Ông Nguyễn Nam Hải – PGĐ Sở KH&CN Gia Lai cho biết, hiện nay tại Gia Lai số người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên hoạt động trong lĩnh vực KH&CN là 15.424 người. Trong đó, số cán bộ có trình độ cao có chiều hướng tăng, bước đầu đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong hoạt động KH&CN của tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã phối hợp với Trung tâm giống Thủy sản cấp 1 tiến hành triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá tầm tại trại cá Cấm Sơn từ năm 2010.
Năm 2012, TP.HCM xác định sẽ hướng đến các dự án công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin…trong phát triển kinh tế- xã hội. Với mục tiêu này, TP.HCM tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực công nghệ, trong đó có CNTT, thúc đẩy các DN xây dựng quỹ phát triển KHCN. Đồng thời, kêu gọi DN mở rộng thị trường, đi sâu vào phát triển những sản phẩm công nghệ cho người dân, khai thác hiệu quả thị trường nội địa.
Ngày 29/3/2012, tại Hải Phòng, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phổ biến thông tin công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản sạch”.
Đối với các vùng nông thôn, tình trạng người dân đốt, xả bừa bãi rơm rạ sau thu hoạch xuống kênh mương, mặt đường gây khói bụi, ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông là một vấn đề đặt ra cấp thiết.