Ngày 18/2, Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2010 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đất Việt ghi nhận ý kiến của một số tác giả có công trình và các cụm công trình đoạt giải.
Ngày 18/2, Hội đồng Giải thưởng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho 32 công trình, cụm công trình.
Bằng những kiến giải khoa học, mới mẻ, có sức thuyết phục về khái niệm “từ” và tiêu chí nhận diện từ trong tiếng Việt, cụm công trình "Từ và từ vựng học tiếng Việt” của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
Bê tông nhẹ từ xốp phế thải ; Nghiên cứu, sản xuất thuốc hen suyễn; Sản xuất thành công cồn khô thân thiện môi trường là một số thông tin KH-CN đáng chú ý đăng trên các báo trong tuần từ 11-17/2.
Với giá trị to lớn về mặt khoa học, cũng như ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công trình “nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - những chứng tích lịch sử” do GS Văn Tạo và GS Furuta Mooto đồng Chủ biên, công trình này đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
PSG. TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện sử học, Viện khoa học xã hội Việt Nam đánh giá Công trình "Chính Quyền Thuộc Địa Ở Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám 1945" cố PGS.TS Dương Kinh Quốc là Công trình có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, không những góp phần làm sáng tỏ chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp tại Việt Nam mà còn lý giải những vấn đề cơ bản của Việt Nam thời kỳ cận đại…
Với lòng tâm huyết nghiên cứu không mệt mỏi qua nhiều năm tháng, PGS. TS Nguyễn Danh Phiệt đã hoàn thành cụm công trình nghiên cứu Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước và Hồ Qúy Ly. Công trình được nhiều nhà khoa học đánh giá rất cao, công trình vừa được Đảng và nhà nước quyết định trao tặng giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.
Chiều 13/2, làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; rút giấy phép những dự án sân golf, biệt thự không phù hợp chức năng khu công nghệ cao.
Với xu thế nhu cầu than đang tăng lên từng ngày, việc nâng cao chất lượng than, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường là yếu tố được các DN sản xuất than đặt lên hàng đầu. Hiện nay, các công nghệ của Viện KHCN Mỏ - TKV khi được ứng dụng tại các DN than vùng Quảng Ninh đã phần nào giúp ngành than đạt được mục tiêu đó.
Hoạt động KH-CN tại TPHCM luôn đặt mục tiêu hàng đầu góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề “nóng” của TP. Theo ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, thấy rõ nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ. Trong năm qua, TP đã tổ chức 13 chương trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011-2015 phục vụ các ngành kinh tế - xã hội đồng thời phát triển các lĩnh vực KH-CN trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin - điện tử và GIS, cơ khí - tự động hóa và vật liệu mới.
Từ một luận án Tiến sĩ Sử học bảo vệ thành công năm 1984, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyên giảng viên Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXHVN) đã phát triển thành công trình nghiên cứu “Công trình nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX”.
Phát hiện bọ cạp quý hiếm ở Quảng Bình; Hai nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia; Sản xuất nhân tạo thành công giống cá bóp…là một số thông tin KH-CN đáng chú ý đăng trên các báo trong tuần từ 4-10/3.