Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN
Sáng 12/8/2013, tại Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, Hội Gặp gỡ Việt Nam (Pháp) và Bộ KH&CN đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành.
Trong tương lai, Việt Nam sẽ có vị thế nhất định trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đó là mong muốn, chia sẻ chung nhất của các nhà khoa học vật lý đoạt giải Nobel khi đến Việt Nam.
Mục đích chính của một chương trình ươm tạo là để có những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và độc lập tài chính khi rời khỏi vườn ươm doanh nghiệp. Ở Việt Nam, ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp KHCN đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến cách thức hoạt động cần được tháo gỡ để các vườn ươm tạo được sức hút thực sự với các doanh nghiệp.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Dự án thúc đẩy Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, khoa học và công nghệ (PPTAF PMU) về kế hoạch chuẩn bị và triển khai Dự án FIRST.
Một trong những sự kiện được giới khoa học trong nước và quốc tế trông chờ nhất trong chuỗi các sự kiện trong “Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9” là hội nghị khoa học quốc tế với chủ đề “Cửa sổ nhìn ra vũ trụ”. Rất nhiều các vấn đề khoa học vật lý hiện đại của thế giới được công bố và thảo luận tại hội nghị.
Chuẩn bị thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ; Đồng Tháp: Lai tạo thành công bộ giống lúa mới; Hội thảo quốc gia về thông tin tuyên tuyền phát triển điện hạt nhân; Phao cứu sinh đa năng đặc biệt của Việt Nam;…là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Ngày 8/8 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ- Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo Đổi mới sáng tạo trong hoạt động chuyển giao sáng chế, kết quả nghiên cứu từ trường đại học đến doanh nghiệp qua mô hình văn phòng chuyển giao công nghệ - TLO của Nhật Bản.
Chiều 6/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học công nghệ đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo.
Sau 5 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đã có nhiều chính sách mới phát triển khoa học, công nghệ (KHCN); các chương trình nghiên cứu về tự động hóa, quy hoạch đô thị, công nghệ sinh học, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn... góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với Giám đốc Sở KHCN Hà Nội Lê Xuân Rao xung quanh câu chuyện này.
Cần đẩy mạnh đầu tư chương trình phát triển sản phẩm quốc gia; công nghệ cao; đổi mới công nghệ quốc gia, làm sao để phát triển công nghệ cao đúng hướng và có tác dụng tích cực, mục tiêu cao nhất là các chương trình này phải đi vào cuộc sống.
Ngày 6-8, Ủy viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã làm việc với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhằm phối hợp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc.
Ngày 6/8, tại Hà Nội, Cục Phát triển thị trường Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (Cục PTTT DNKHCN) - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo quốc tế “Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, viện nghiên cứu – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner