Nghị định mới do Bộ KH&CN soạn thảo khẳng định quan điểm sử dụng và trọng dụng các cá nhân hoạt động KH&CN dựa trên cơ sở thành tích thực tế chứ không phụ thuộc vào thâm niên công tác.
Từ ngày 24/10 đến ngày 12/12/2013, Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) phối hợp tổ chức khóa “Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng” cho các cán bộ công chức cấp phòng của các đơn vị thuộc Bộ KH&CN.
Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Ðối với ngành môi trường đô thị, khoa học và công nghệ đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm ô nhiễm môi trường, đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
Nuôi dưỡng thành công ong mắt đỏ diệt sâu bệnh; Các nhà khoa học Việt Nam thêm cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu; Thêm 10 triệu Euro thúc đẩy sáng tạo ở Việt Nam; Chế tạo thành công máy X-quang kĩ thuật số giá rẻ… là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Đổi mới sáng tạo: Từ Chiến lược tới thực hiện do Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Phần Lan tổ chức từ ngày 23-24/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo: “Ngày đổi mới Sáng tạo” với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia và doanh nghiệp khoa học công nghệ hai nước Việt Nam và Phần Lan.
Với đề tài nghiên cứu “Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam,” sau một năm thực hiện, nhóm nghiên cứu trẻ của Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh do phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Kim Lợi làm chủ nhiệm đã bước đầu xây dựng hệ thống cảnh báo lũ trực tuyến cho lưu vực sông Vu Gia với toàn bộ quy trình vận hành của hệ thống lên website cho đến cảnh báo lũ lụt qua tin nhắn đều được tự động hóa...
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa khởi động triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam. Đề án được kỳ vọng sẽ tạo ra một hệ sinh thái gồm nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn cùng hợp lực để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) dựa trên chính sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo của mình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để thúc đẩy mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam hoạt động trơn tru và có hiệu quả, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xúc tiến một quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt Nam.
Thương mại hoá công nghệ là một khâu quan trọng trong việc đưa kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, kinh doanh. Với mô hình "Thung lũng Silicon" Việt Nam đang xây dựng, các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) sẽ có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực công nghệ từ khi còn là ý tưởng.
Ngày 23/10, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đã tổ chức Hội thảo sửa đổi Nghị định Chính phủ: Điều lệ về tổ chức và hoạt động quỹ phát triển KH&CN Quốc gia.
Giai đoạn II của Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) (2014-2018) sẽ được thực hiện với tổng kinh phí dự kiến khoảng 10 triệu Euro.
Vừa qua, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Lê Đình Tiến chủ trì đã đi kiểm tra tình hình hoạt động của các Phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ) khu vực phía Nam.