Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3 chương trình quốc gia lớn về khoa học công nghệ, trong đó có 2 chương trình rất gần gũi với nông nghiệp đó là chương trình về phát triển sản phẩm quốc gia và chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Trong 9 sản phẩm quốc gia được lựa chọn, trong đó có 6 sản phẩm chính thức và 3 sản phẩm dự bị. Đặc biệt, sản phẩm lúa gạo là một trong 6 sản phẩm chính thức, sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, sản phẩm về cá da trơn là hai sản phẩm dự bị. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như cho nền kinh tế.
Chế tạo máy cấy cho nông dân; Xây dựng chương trình tổng thể nghiên cứu khoa học về chống ngập; Vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên Việt Nam tự chế tạo đã hoạt động trên vũ trụ; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính sách KHCN quốc gia;… là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Chuyến công tác cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển và truyền thông khoa học công nghệ (KHCN), Bộ KHCN, để tìm hiểu cách làm giáo dục, truyền thông về lĩnh vực này tại Đài Loan (Trung Quốc) đã giúp các nhà báo chuyên viết về KHCN có thêm trải nghiệm về chuyện làm nghề. Hóa ra, truyền thông về KHCN không hẳn là "vừa khó, vừa khô, vừa khổ" nếu phần việc này được quan tâm đầu tư đúng mức, có chiến lược rõ ràng…
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập là một trong những nội dung mà Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi vừa được QH thông qua tại Kỳ họp thứ Năm quy định.Giữa những quy định của Luật và triển khai thực tế vẫn còn khoảng cách. Khoảng cách giữa nhận thức và vận dụng quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn có gì mâu thuẫn; giữa đòi hỏi của cạnh tranh phát triển của cuộc sống vận động không ngừng với sự sáng tạo, đáp ứng của khoa học, công nghệ? Và phải chăng đó còn là khoảng cách giữa động lực và việc huy động nguồn lực khoa học và công nghệ ở từng cơ quan, đơn vị trong việc thay đổi tư duy quản lý, định hướng sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ?
Ngày 21/11/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phổ biến Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 và Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020.
Đây là chủ đề của Hội thảo được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) – Bộ Quốc Phòng tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội nhân sự kiện thường niên Ngày an toàn thông tin Việt Nam năm 2013.
Ngày 21/11, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN), đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã trao số tiền ủng hộ là 100 triệu đồng thông qua UBTWMTTQVN để ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt “lũ chồng lũ” vừa qua.
Thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến Khoa học và Công nghệ (KH&CN), coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế xã hội; Chính vì vậy, nhiều văn bản quan trọng liên quan đến KH&CN và Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được ban hành, trong đó có Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm đưa SHTT phát triển sang một giai đoạn mới.
Vừa qua, tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc (KSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 – SMEDEC2 (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy lợi ích chung của hai tổ chức và hai nước Việt – Hàn thông qua hợp tác chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sáng 22/11, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Triển khai Luật Khoa học và Công nghệ và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN.
Tin mới nhất từ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày 20/11 cho biết, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do các nhà khoa học trẻ của đơn vị này phát triển đã phát tín hiệu đầu tiên về mặt đất.
Trong không khí tưng bừng của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tới thăm và chúc mừng toàn thể cán bộ Trường Quản lý KH&CN.