Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN
Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) trên tổng số hơn 600 nghìn DN của cả nước. Các DN này không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường nhưng những DN KH&CN vẫn tìm thấy đường đi cho riêng mình.
Ngày 29/11, tại Hà Nội, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức “ Triển lãm và Hội nghị thương mại hóa sản phẩm khoa học – công nghệ” nhân kỷ niệm 20 năm ngày Chính phủ ban hành nghị định về ĐHQGHN (10/12/1993 - 10/12/2013).
Sáng 29/11, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức họp báo kỷ niệm sự kiện 20 năm Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN (10/12/1993 – 10/12/2013).
Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đã phối hợp Ngân hàng thế giới (WorldBank) thực hiện dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (từ 23/10/2013 đến 30/06/2019).Trong khuôn khổ của dự án, mới đây tại Hà Nội, Bộ KH&CN phối hợp với World Bank tổ chức hội nghị khởi động Dự án này.
Kết nối cung - cầu Khoa học và Công nghệ khu vực ĐBSCL 2013; Công bố nhãn hiệu Táo Ninh Thuận và Tỏi Phan Rang; Hợp tác năng lượng nguyên tử Việt – Anh; Thúc đẩy thương mại hóa công nghệ cao; 5 loại hoa Đà Lạt được chứng nhận độc quyền;… là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Tối 28-11, tại tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra bế mạc Triển lãm - Hội chợ "Tuần lễ Môi trường xanh - Công nghệ xanh - Phát triển bền vững kinh tế xanh Đồng bằng sông Cửu Long 2013".
Công nghệ hiện hữu trên mọi mặt của đời sống xã hội, và ngày càng khẳng định giá trị mang lại cho cuộc sống của con người. Từ sản xuất nông nghiệp đến công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão... đều rất cần những công nghệ tiến bộ được áp dụng, nhằm nâng cao năng suất, chất lương, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu sức lao động của con người và đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Sau 10 năm triển khai, Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (KH-CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi" do Bộ KH-CN chủ trì đã giúp nhiều người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo. Chương trình giai đoạn 2011 - 2015 mới đi được nửa chặng đường nhưng cũng đã tỏ rõ vai trò khi đã có hàng vạn lao động được tạo công ăn việc làm, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế địa phương.
Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) trong 10 năm qua phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và ưu tiên của Việt Nam, góp phần vào công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu để phát triển bền vững ngành chăn nuôi và chế biến sữa tươi sạch tại Việt Nam. TH true MILK là mô hình sản xuất sữa tươi sạch thành công nhờ công thức ứng dụng công nghệ cao.
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Công ty cổ phẩn Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON phối hợp với Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam (VSSMGE) và Học viện công nghệ châu Á AIT tổ chức hội nghị quốc tế “Địa kỹ thuật vì sự phát triển bền vững – GEOTECH HANOI”. Đây là lần thứ 2 FECON tổ chức hội nghị này.
Sáng ngày 27/11, tại Đồng Tháp, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp”.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner