Đó là nội dung chính của Hội thảo “Hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Karst” đã diễn ra tại Hà Nội, ngày 18/2.
Các nhà nhiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu công nghệ đo đạc, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm thành công thiết bị đo mưa và cảnh báo mưa lớn có nguy cơ lũ quyét.
Tổ chức khoa học phải có ít nhất 5 người trình độ đại học trở lên; Xe điện “made in Vietnam”; Sản xuất khoai tây giống tiết kiệm tiền tỉ…là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Được sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), Công ty Cổ phần y dược Khánh Thiện đã nghiên cứu, sản xuất thành công máy cứu ngải và viên thuốc ngải trên quy mô công nghiệp.
Đây là sản phẩm cứu ngải hiện đại đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Nhu cầu đổi mới sáng tạo phải xuất phát từ các doanh nghiệp. Nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và hiệu quả của hoạt động đổi mới sáng tạo. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần quan tâm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế người dân Hà Nội còn đang thiếu những mặt hàng rau, hoa quả có chất lượng cao, thời gian qua ThS. Đặng Ngọc Vượng, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN) chủ trì thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận". Đề tài được đánh giá đạt kết quả tốt, có khả năng nhân rộng rất cao.
Luật Khoa công nghệ (KH-CN) sửa đổi được Quốc hội thông qua có thể nói là thành tựu quan trọng trong lĩnh vực này. Đạo luật này đã tiếp cận được tiêu chí của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế trong hoạt động KH-CN và đặc biệt là việc tổ chức các đề tài, dự án về KH-CN và cơ chế đầu tư, tài chính cho lĩnh KH-CN. Chính vì thế, 2014 sẽ là năm hứa hẹn có nhiều bước tiến trong việc thành lập và khai thác Quỹ KH-CN của doanh nghiệp nhà nước, cũng như tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học…
Với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai công nghệ cao, tổ chức các hoạt động hỗ trợ ươm tạo và sản xuất thử nghiệm công nghệ mới... thời gian qua, Trung tâm Phát triển công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) đã và đang phối hợp các đơn vị nghiên cứu chuyển giao công nghệ vào đời sống sản xuất, kinh doanh.
Việt Nam sản xuất thành công linh kiện chỉnh lưu điện tử; Tổ chức khoa học công nghệ phải có ít nhất 5 người có trình độ đại học trở lên; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc;…là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Những quyết sách gần đây của Đảng và nhà nước coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đây là vị trí xứng tầm với những thành tích đóng góp cho kinh tế, xã hội của ngành này.
Theo Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ Tạ Việt Dũng cần phải có các giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Trao đổi với phóng viên nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ, tiến sĩ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định 2014 sẽ là năm hành động của ngành này, nhất là sau khi Luật Khoa học Công nghệ sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1.