Trong giai đoạn 2011- 2015, các đề tài/dự án thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (KC.10/11-15) đã ứng dụng, phát triển thành công các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm như: ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết thương, vết bỏng, điều trị ung thư; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin, chế tạo sinh phẩm y tế và thuốc chữa bệnh; ứng dụng các kỹ thuật nội soi, phẫu thuật ít xâm lấn trong chẩn đoán và điều trị bệnh; ứng dụng kỹ thuật can thiệp mạch; triển khai ghép tạng ở người;…
Nước là tài nguyên sẵn có, nhiều, nhưng không vô tận, do đó cần được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm nước trong khi vẫn phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ.
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang Diltiazem giải phóng kéo dài; sản xuất được 1 triệu viên nang Diltiazem 200mg giải phóng kéo dài 24 giờ đạt tiêu chuẩn cơ sở và có thời hạn sử dụng tương đương với thuốc cùng loại của Nhật Bản.
Từ ngày 24/3-22/4, Trường quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức lớp “Bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng”.
Ngày 24/3, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả khảo sát dự án khả thi phương pháp thi công công nghệ cải tạo móng công trình trên nền đất yếu (TNF).
Ngày 25/3/2016, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN tổ chức Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho 14 tập thể và 21 cá nhân đã có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2010-2015 và tổ chức Hội thảo về nội dung và kế hoạch truyền thông KH&CN.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ thanh niên trong công cuộc phát triển KH&CN đất nước tại Lễ kỉ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chiều 25/3 do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ KH&CN tổ chức
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về việc tiếp tục thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình) giai đoạn 2016 - 2020.
Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quyết định 172/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt chương trình KH&CN cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 -2020”.
“Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất để các nhà khoa học ngành y tế phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực đặc biệt quan trọng này”.
Có thể nói, GS. TSKH Trần Xuân Hoài không chỉ là một nhà khoa học tài năng mà còn là người luôn đi “tiên phong” trong đổi mới quản lý khoa học. Với Tia Sáng, ông là một “cây bút” có nhiều bài về khoa học, giáo dục và văn hoá được độc giả quan tâm.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Tia Sáng, GS. TSKH Trần Xuân Hoài đã trao đổi với Tia Sáng về mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của một tổ chức KH&CN công lập mà ông và một số nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng đề xuất và thực hiện cách đây gần 30 năm.
Trong 2 ngày 17-18/3, tại Hà Nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hội đồng Anh Việt Nam, Trung tâm Pháp – Việt Đào tạo về quản lý và Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ ( Bộ KH&CN) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “hệ sinh thái cho tinh thần kinh doanh xã hội và sáng tạo xã hội”.