Chỉ hơn 10 năm sau khi thế giới ra đời kỹ thuật sản khoa khó nhất - kỹ thuật can thiệp bào thai, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chinh phục được công nghệ và đã trở thành đơn vị công lập tiên phong trong lĩnh vực này, đem đến sự kỳ diệu cho nhiều gia đình không may có sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai.
Lê Thái Sơn (34 tuổi) đang cùng cộng sự tại Nokia Bell Labs (Mỹ) biến tuyến cáp quang biển nối các lục địa với nhau thành mạng cảm biến lớn nhất thế giới.
Ngày 1/10 tới đây, vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” - vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm) dự kiến được phóng lên quỹ đạo. Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành vũ trụ của Việt Nam được đánh giá là “non trẻ” nhưng cũng đầy tiềm năng và cần sự tiếp sức hơn nữa.
Được thành lập ngày 27-9-1976, trải qua 45 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Trung tâm Kỹ thuật thông tin công nghệ cao (KTTT CNC), Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) luôn chủ động, sáng tạo, không ngừng vươn lên trong công tác nghiên cứu khoa học, làm chủ trang bị công nghệ mới, bảo đảm tốt kỹ thuật cho hệ thống TTLL thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống, đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện “Chiến lược hiện đại hóa hệ thống TTLL quân sự”.
Một nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM tạo ra một hệ thống ứng dụng công nghệ giúp nông dân nuôi tôm nâng cao năng suất. Ứng dụng này cũng đoạt giải thưởng trong một cuộc thi quốc tế.
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chế tạo đã lên đường đến Nhật Bản vào ngày 11/8/2021.
45 năm xây dựng và trưởng thành (27-9-1976 / 27-9-2021), Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao, tiền thân là Viện Kỹ thuật thông tin, Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những yêu cầu và tính chất nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn phức tạp hơn.
Từ tháng 6/2021, Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera quan sát đường dây (được gắn trên các đỉnh cột đường dây 500 kV-220 kV) nhằm tăng cường các tính năng và nâng cao hiệu quả trong công tác giám sát và quản lý vận hành đường dây truyền tải.
TS. Hồ Tú Cường (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công pin nhiên liệu vi sinh vật (Microbial Fuel Cell - MFC) không sử dụng mạch điện ngoài - một dạng hệ thống điện sinh học có cách thiết kế và vận hành khác hẳn với phương thức truyền thống.