Chính phủ sẽ ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất cũng như tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế của người dân.
Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên phong trào sáng tạo, sáng chế của mọi tầng lớp nhân dân. Đây có thể là một nhà khoa học được đào tạo bài bản, làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường đại học hay một người nông dân không được học hành bài bản nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế và niềm đa mê tìm tòi để sáng tạo ra những máy móc thiết bị góp phần tăng năng suất lao động, giúp cho cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Nhằm đảm bảo triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, đồng bộ và toàn diện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 21/5, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Tái cấu trúc đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam” do PGS.TS Trần Kim Chung – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài mang mã số KX.01.07/11-15.
Theo thông tin từ Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) – Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), ngày 27/5 sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế “Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ”.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ dự toán năm 2015 là 572,59 tỷ đồng cho các Bộ, cơ quan trung ương từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương năm 2015 để thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2016 của Bộ dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm Công Tạc.
Để thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN, năm 2015, Bộ KH&CN đã tích cực rà soát, đánh giá sự bất cập của cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành. Ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) không phải ngoại lệ, cũng đang nhìn nhận lại thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với cơ chế tổ chức và quản lý tài chính mang tính đặc trưng của ngành.
Trong hai ngày ngày 23 – 24/4, tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia đã tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ VII với chủ đề “Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vai trò và đóng góp của khoa học và công nghệ”. Đồng chí Hoàng Văn Phong, Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chính sách KH&CN Quốc gia chủ trì phiên họp.
Bên cạnh những thuận lợi từ yếu tố thị trường, hệ thống phòng thí nghiệm tại Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức trước yêu cầu của thế giới và khu vực.
Trao đổi tại hội thảo “Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động KH&CN và công tác quản lý KH&CN qua kết quả kiểm toán từ năm 2010-2014”, ông Nguyễn Văn Tân, Kiểm toán trưởng Vụ Kiểm toán chuyên ngành III, Kiểm toán Nhà nước, cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước là đánh giá việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ nhằm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và con người cho sự phát triển KH&CN, chứ không phải như nhiều người quan niệm là phát hiện tham nhũng, lãng phí trong KH&CN.
Khi sử dụng Ngân sách Nhà nước để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 tiêu chí thời gian sử dụng £ 10 năm và chất lượng còn lại ³ 80%. Nếu sử dụng nguồn vốn khác, phải áp dụng 1 trong 2 tiêu chí hoặc thời gian sử dụng £ 10 năm hoặc chất lượng còn lại ³ 80%.