Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030. Theo đó, Chương trình đưa ra 3 nhiệm vụ chính gồm: Phát triển khoa học công nghệ về giống; phát triển sản xuất giống; hoàn thiện hệ thống giống.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 141/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Tài chính vừa ban hàng Thông tư số 13/2020/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2020/NĐ-CP trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN).
Thời gian qua, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với phát triển bền vững là rất rõ nét. Thực tế, giai đoạn 2011 đến nay, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đã thể hiện đóng góp quan trọng cả ba trụ cột cơ bản của phát triển bền vững là phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Chi phí hàng năm mà các nước phải chi để điều trị các bệnh do hút thuốc lá gây ra và các khoản chi phí bị mất đi khác do giảm năng suất lao động do bị bệnh hay tử vong sớm được xem là những khoản chi phí đáng kể đối với xã hội và đang tạo áp lực rất lớn đối với nhóm người nghèo tại các quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
Với mong muốn tạo ra một không gian trao đổi về vấn đề đổi mới sáng tạo mang lại thay đổi tích cực cho xã hội tại Việt Nam cùng đề xuất, kiến nghị cho 17 mục tiêu phát triển bền vững, làng Công nghệ Tác động xã hội do UNDP Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia (NSSC) và Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE) đã tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp tạo tác động xã hội gắn với các Mục tiêu phát triển bền vững” trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2019 vào chiều ngày 05 tháng 12 tại Quảng Ninh.
Thông qua việc triển khai, thực hiện Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đã giúp cho năng lực công nghệ của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ thiết kế, sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đất nước. Đặc biệt khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng nhanh và tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia cho thấy, nhiều chính sách ban hành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ.