Bản in
Mở đường cho công nghệ nano và vật liệu mới phát triển
Khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nanô – IWAMSN” lần thứ 6 được đánh giá là hội nghị quan trọng tạo bước ngoặt cho công nghệ nano và vật liệu tiên tiến của Việt Nam.Lần đầu tiên sau 10 tổ chức 5 kỳ hội nghị đã có số lượng các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước về công nghệ nano và vật liệu tiên tiến tham gia với số lượng lớn. Nhân dịp diễn ra hội nghị, Phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trần Việt Thanh một số vấn đề xung quanh hội nghị này.

PV: Khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nanô – IWAMSN” lần thứ 6 được đánh giá là hội nghị quan trọng tạo bước ngoặt cho công nghệ nano và vật liệu tiên tiến của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hội nghị này, thưa ông?

Theo tôi thì hội nghị lần này được tổ chức hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của đề án hội nhập mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và hiện nay Bộ KH&CN đang triển khai đề án này.
Theo định hướng, muốn phát triển KH&CN thì cần một trong những giải pháp là: Phải hội nhập quốc tế, phải nâng tầm KH&CN trong nước lên một tầm Quốc Tế. Giải pháp của đề án hội nhập quốc tế là Việt Nam phải hòa nhập với công đồng KH&CN Quốc tế và Việt Nam sẽ phải trở thành một địa điểm để tổ chức các sự kiện KH&CN của  thế giới.
Hội nghị này có hơn 530 người dự trong đó có 200 nhà khoa học ở rất nhiều nơi trên thế giới.. Đây là một sự thuận lợi lớn giúp các nhà khoa học Việt Nam có được những thông tin và tiếp cận những công trình mới của thế giới về Nano. Tại hội nghị này sẽ có rất nhiều báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam, các báo cáo này cũng phải đạt trình độ, tầm quốc tế….Kỷ yếu của hội nghị sẽ được cung cấp cho các Viện, Trường trên thế giới trong lĩnh vực này. Như vậy, tên tuổi của các nhà khoa học Việt Nam sẽ được xuất hiện trong cộng đồng KH&CN Quốc tế nghiên cứu về vật liệu mới và nano.Đây chính là ý nghĩa quan trọng và mang ý nghĩa “bước ngoặt”  cho công nghệ nano của hội nghị lần này.

PV: Như ông vừa nói ở trên thì các báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam tại hội nghị đạt trình độ quốc tế và sẽ được cung cấp cho các Viện, trường trên thế giới về lĩnh vực này. Vậy, Việt Nam sẽ sử dụng những báo cáo đó như thế nào, thưa ông?

Tất nhiên là Việt Nam sẽ có phương án sử dụng hiệu quả nhất những báo cáo khoa học có ý nghĩa này. Chương trình về công nghệ nano là một lĩnh vực tiên tiến, mặc dù Việt Nam mình còn rất nhiều khó khăn, nhưng ngay từ những năm 2002, hội nghị đầu tiên về công nghệ nano đã được tổ chức, đến năm 2012 này là 10 năm đánh dấu một bước phát triển về công nghệ nano tại Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam là những công trình nghiên cứu rất cơ bản, Việt Nam đã nghiên cứu được rất nhiều ứng dụng của công nghệ nano phục vụ trong cuộc sống. Các nước phát triển công nghệ nano đang ứng dụng công nghệ này trong y tế, trong công nghệ bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam cũng vậy, những kết quả nghiên cứu công nghệ nano ở Việt Nam cũng sẽ được ứng dụng rất mạnh mẽ trong thức tiễn.

Hội nghị đánh dấu sự phát triển công nghệ nano và vật liệu mới ở VN


PV: Sự quan tâm của Nhà nước đến sự phát triển, ứng dụng công nghệ nano tại Việt Nam như thế nào? Ví dụ như sự quan tâm đến các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu công nghệ nano, thưa ông?

Thứ nhất, đối với các nhà khoa học thì được nghiên cứu  lĩnh vực mình tâm huyết là một niềm hạnh phúc lớn nhất. Nhà nước cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất có thể để các nhà khoa học có thể thực hiện nghiên cứu những đề tài của mình.

Thứ hai, như tôi đã nói, công nghệ nano là công nghệ rất tiên tiến, rất mới. Các nhà khoa học vật liệu Việt Nam vẫn được Nhà Nước xây dựng chương trình, đầu tư kinh phí để nghiên cứu, và họ được thực hiện và phát triển tri thức của họ. Những công trình nghiên cứu có kết quả cao của các nhà khoa học trong lĩnh vực này cũng sẽ được tạo điều tốt nhất để họ có thể triển khai, ứng dụng vào thực tiễn.
                                                                                                                                                                                                                                  
                                                                                                                                       Bài, ảnh: Phương Hoàn