Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 02/05/2025 , 03:43 am
Cập nhật : 13/04/2012 , 09:04(GMT +7)
Ngày SHTT thế giới 26/4: Tôn vinh những sáng tạo vĩ đại
Poster ngày SHTT thế giới năm 2012 (Ảnh: wipo.int)
Ngày sở hữu trí tuệ thế giới là cơ hội để tôn vinh đóng góp của sở hữu trí tuệ đối với những sáng chế và sáng tạo văn hoá – và loại hàng hoá tuyệt với mà hai hiện tượng này mang tới cho cả thế giới.

Nhằm lưu ý cả thế giới về vai trò, ý nghĩa đó của sở hữu trí tuệ đối với tương lai phát triển của mình, và nhằm kỷ niệm ngày ra đời của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO (26/04/1970), cũng như khích lệ các thành quả của WIPO trong việc nỗ lực phát triển các hoạt động sở hữu trí tuệ trên thế giới, tại cuộc họp lần thứ 26 Đại hội đồng WIPO (năm 1999) đã quyết định lấy ngày 26/ 4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”.

Ngày sở hữu trí tuệ thế giới nhằm nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp v.v…tới cuộc sống thường nhật; Tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới; Tôn vinh hoạt động sáng tạo và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu; Khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác… Điều đó càng được khẳng định qua số lượng các nhà sáng tạo được đánh giá thông qua số văn bằng về sáng chế được các cơ quan SHTT của các quốc gia cấp.

Kỷ niệm ngày ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 năm nay, Tổng giám đốc cơ quan SHTT thế giới Francis Gurry cho biết, ngày này là cơ hội để tạo nên sự hiểu biết nhiều hơn về sở hữu trí tuệ với vai trò là cơ chế cân bằng các lợi ích cạnh tranh đối với sáng chế và sáng tạo văn hoá: lợi ích của cá nhân người sáng tạo và của xã hội; lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng; lợi ích trong khuyến khích sáng tạo và đổi mới, và lợi ích trong chia sẻ những lợi ích được tạo ra từ đây.
Ông nhấn mạnh, chủ đề của Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm nay là các nhà sáng chế nhìn xa trông rộng – những người tạo nên các sáng chế thay đổi cuộc sống của chúng ta. Tầm ảnh hưởng của họ là cực kỳ to lớn. Đôi khi, họ có thể thay đổi cách thức vận hành của xã hội.

Số lượng đơn sáng chế nộp vào cục SHTT Việt Nam ngày càng tăng (Ảnh: Mai Hà)

Hãy xem trường hợp của nhà sáng chế Thái Luân người Trung Quốc. Ông đã đặt nền tảng cho nền công nghiệp sản xuất giấy – công nghệ đã thay đổi mọi thứ, vì nó cho phép ghi lại kiến thức của nhân loại. Sau đó, phương pháp in ấn “movable type” (sử dụng các ký tự rời rạc) của thợ kim hoàn Johannes Gutenberg đã thúc đẩy quá trình phổ biến và dân chủ hoá kiến thức. Trong thời đại ngày nay, chúng ta đã chứng kiến dự dịch chuyển của nội dung từ dạng in sang dạng số, và quyền lực phân bổ các tác phẩm sáng tạo đã được đảm nhận bởi Internet và sự phát triển của World Wide Web – và để có được điều này chúng ta phải cảm ơn nhiều người, đặc biệt là Tim Berners Lee.

Và  sau nhiều thành tựu phi thường là những câu chuyện cũng rất phi thường về con người. Vào thời gian khi mới chỉ có rất ít các nhà khoa học nữ, Marie Curie Sklodowska phải tranh đấu rất kiên cường để trở thành một nhà khoa học đúng nghĩa, chứ không chỉ là vợ của một nhà khoa học. Ao ước học hỏi và tìm hiểu của Marie Curie đã dẫn tới nhiều khám phá mang tính nền tảng. Nhờ đó, bà đã được trao hai giải Nobel cho hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau – vật lý và hoá học. Bà là người duy nhất từng đạt được thành tựu này.

Trong nghệ thuật, sự sáng tạo mang đến những cách nhìn nhận mới về sự vật. Một hoạ sĩ hay nhà văn có tầm nhìn là người có thể chỉ cho chúng ta một cách mới để nhìn nhận thế giới. Bob Dylan là một ví dụ. Ông đã thay đổi nhiều loại âm nhạc, đặc biệt là cách pha trộn thể loại nhạc đồng quê và nhạc rock. Các kiến trúc sư như Zaha Hadid hay Norman Foster – những người đã thay đổi cảnh quan đô thị, và tô điểm cho sự tồn tại của chúng ta theo những cách hoàn toàn khác, trong khi vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường.

Chúng ta phụ thuộc và sáng chế, sáng tạo để tiến bộ. Không có các sáng tạo, chúng ta sẽ vẫn giậm chân tại chỗ. Nhưng các sáng chế, sáng tạo – như trong lĩnh vực y tế - sẽ tạo ra ít giá trị đối với xã hội nếu chúng không được chia sẻ và sử dụng. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách. Một mặt, chi phí để mua công nghệ và thuốc mới cực kỳ đắt đỏ. Mặt khác, nhu cầu cứu người và chia sẻ thành tựu hữu ích cũng cực kỳ lớn. Vì vậy, ông tin rằng chúng ta nên nhìn xa hơn để thấy rằng sở hữu trí tuệ là một cơ chế trao quyền nhằm giải quyết tình thế nan giải này.

“Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa hai phía, và đó là lý do tại sao sở hữu trí tuệ lại quan trọng như vậy. Trong Ngày sở hữu trí tuệ thế giới, tôi đặc biệt khuyến khích những người trẻ tuổi tham gia vào cuộc thảo luận, vì sở hữu trí tuệ, về định nghĩa, là nói về thay đổi, nói về cái mới. Đó là việc đạt được những thay đổi trong xã hội mà chúng ta luôn hướng tới”, ông Francis Gurry nói.

 

Mai Hà


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner