Năng lượng nguyên tử
Trong 2 ngày 24-25/11 tới, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trên cương vị Chủ tịch luân phiên của Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử ASEAN (ASEANTOM) sẽ đăng cai tổ chức Cuộc họp thường niên lần thứ 7 của ASEANTOM.
Ngày 10/11/2020, Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (ICONE), trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) phối hợp với Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam được phát trực tiếp trên nền tảng Facebook.
Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần 4 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào trưa ngày 16/10/2020.
Sáng 16/10, trong khuôn khổ Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần 4, đã diễn ra Phiên họp toàn thể về chủ đề Hoạt động nghiên cứu – phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) về an toàn bức xạ hạt nhân (ATBXHN). Phiên họp do ThS. Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở KHCN Ninh Bình và TS. Lê Minh Tuấn, Chánh Văn phòng Cục ATBXHN đồng chủ toạ.
Tại Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) và công nghệ bức xạ trong y tế đã có nhiều thành tựu, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị y học hạt nhân và xạ trị. Tuy nhiên,việc ứng dụng NLNT trong chẩn đoán và điều trị cũng tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn bức xạ cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
Hơn 10 năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được tích cực xây dựng, ban hành và thực hiện, góp phần quyết định trong việc đưa công tác quản lý và bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, an ninh vật liệu hạt nhân vào nề nếp. Các sự cố mất an toàn, an ninh đối với nguồn phóng xạ đã kịp thời được phát hiện và xử lý. Nhận thức và hành động của các cơ sở tiến hành công việc bức xạ trong việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh đã được cải thiện đáng kể.
Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 4 nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân tại Việt Nam. Đây là diễn đàn để các nhà quản lý và các chuyên gia kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về những khó khăn, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho các ứng dụng bức xạ và hạt nhân trên cả nước. Trên cơ sở đó, Hội nghị đề ra các giải pháp, kế hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới.
Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và khoa học, Hội nghị khoa học và công nghệ (KH&CN) hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) đã thống nhất trao 18 giải thưởng gồm: 03 giải A, 06 giải B và 09 giải C cho các báo cáo viên xuất sắc.
Hội nghị khoa học và công nghệ (KH&CN) hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) lần thứ VI với 63 báo cáo giới thiệu tại Hội nghị. Đây là một sự kiện khoa học quan trọng có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy KH&CN, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
Ngày 01/10, Ngài Kari Kahiluoto – Đại sứ Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam tới thăm và làm việc tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN). Cùng đi với Đại sứ Kari Kahiluoto có ông Matti Tervo, Tham tán phụ trách kinh tế và phát triển và ông Lê Đại Nghĩa, Cố vấn về năng lượng và phát triển tại Việt Nam.
Ngày 16/9/2020, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã đến làm việc với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khảo sát tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATBXHN. Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn.
Ngày 9/9, Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) đã diễn ra ngay sau Lễ khai mạc và Phiên toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 tại Hà Nội với hình thức trực tuyến.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner