Tiềm lực KH&CN
Với phương châm giúp đỡ Người khuyết tật gắn kết và hòa nhập cộng đồng, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện dự án “Ứng dụng Công nghệ số để tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến cho phụ nữ khuyết tật vùng Đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam”. Dự án mang lại nhiều ý nghĩa lớn, giúp người khuyết tật vượt qua rào cản xã hội.
Công trình "Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng: ST24 và ST25 giai đoạn 2008 - 2016" của KS. Hồ Quang Cua và 2 đồng tác giả là một trong 17 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6. Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 23/11/2022.
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành y tế chính là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, giảm tải nỗi lo về nhân lực. Chuyển đổi số trong ngành y tế giúp đổi mới trong các thiết bị y tế, khả năng kết nối của chúng cũng như cải thiện chẩn đoán và cải tiến dược phẩm.
Một trong những vấn đề khó khăn tạo “nút thắt” trong phát triển Thị trường và doanh nghiệp KH&CN đó chính là chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh phí chủ động đặt hàng các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong nước giải quyết vấn đề cụ thể của doanh nghiệp vì e ngại rủi ro và thiếu thông tin.
Mới đây, tại trụ sở Bộ KH&CN đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm hệ thống điều khiển chạy tàu ga điện khí tập trung ứng dụng công nghệ vi điều khiển”, mã số: ĐTĐLCN.12/17 do Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ KH&CN là đơn vị chủ trì.
Với hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó tạo ra giá trị gia tăng cao, lợi nhuận cao hơn cho bà con, sáng kiến “Ứng dụng năng lượng mặt trời sấy thân lục bình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ” của Ths Phan Văn Hiệp, Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh đã đoạt giải C của cuộc thi Sáng kiến vì Cộng đồng lần thứ IV năm 2022.
Nhóm tác giả đã cải tiến, thay đổi về thiết kế ban đầu của từng thiết bị, cụm thiết bị và phân xưởng công nghệ cũng như toàn bộ nhà máy để tăng hiệu suất, công suất chế biến, tiết giảm năng lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Nhóm nghiên cứu do TS.Nguyễn Đức Tân và 2 cộng sự đã phát triển và ứng dụng thành công công nghệ đông khô vắc-xin vi khuẩn nhược độc và công nghệ sản xuất vắc-xin đa giá dùng trong thú y. Đó là kết quả nổi bật của công trình “Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin nhược độc đông khô phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn” vừa được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 6.
10 cá nhân được trao Giải thưởng Quả cầu vàng đều có có các bằng sáng chế, các công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tế cao; các nữ sinh KHCN là những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng được tổ chức với mục tiêu khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Cụm công trình đã đưa ra các giải pháp thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành, tận dụng đến trên 90% lượng khí đồng hành, tạo lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tận thu nguồn tài nguyên cho đất nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
PGS.TS Nguyễn Văn Tâm, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng: Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Việt nam được hình thành, từng bước hoàn thiện một số kết quả nhất định nhưng vẫn đang ở dạng sơ khai, còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc cần tháo gỡ.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner